Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao con bạn có sở thích cảm giác khác thường sau đây:
- Chạy tới chạy lui, thích nhảy trên nệm, sàn nhún, quay tròn, đong đưa, lên xuống cầu thang, leo trèo; thích chơi các trò chơi cảm giác mạnh như tung lên cao, xích đu, đu quay, leo núi, trồng chuối,...
Ngược lại, có những trẻ chỉ ngồi hoặc nằm trên sàn nhà, không muốn đi một mình, chỉ đi men tường hoặc dắt đi hoặc tự lết, đi nhón gót…
- Sờ chạm cầm đồ vật, thích ôm chặt, mặc quần áo bó sát, chui vào trong các góc chật hẹp, chơi quấn mền; ít biết đau khi bị té ngã; bốc đồ cho vào miệng,… Ngược lại, có những trẻ né tránh không mặc quần áo chật hoặc các chất liệu cứng, không thích ai sờ hoặc ôm trẻ, sợ các vật nhớt dính, sợ cắt móng tay, cắt tóc, gội đầu ...
- Nhìn các vật có ánh sáng mạnh như đèn nhấp nháy hoặc các vật có chuyển động nhanh, quay tròn như quạt trần, quay bánh xe,... bật tắt công tắc điện (quạt), lật các trang sách liên tục, vẫy/ búng tay trước mặt, xếp hàng đồ chơi theo hàng dài hoặc chồng lên cao. Ngược lại, có những trẻ sợ ánh sáng, tránh giao tiếp mắt…
- Tạo âm thanh đưa lên tai để nghe, vd: đưa các tờ giấy vò vò tạo ra tiếng sột soạt, lắng nghe các âm thanh phát ra từ các con vật có gắn kènt, thích âm nhạc. Không phản ứng khi được gọi tên, thờ ơ với tiếng nói của người khác. Ngược lại, có thể sợ tiếng máy xay sinh tố, tiếng khoan tường, âm thanh lớn, còi xe cấp cứu…
- Ăn xà bông, gạo, vữa trát tường, các loại thức ăn chiên giòn, cứng, thức ăn có vị đậm đà, lạnh, cay, ngọt… hoặc không thích thức ăn nhão, mềm.
- Ngửi các đồ vật, đồ chơi, thức ăn, tóc của người khác…
Previous
Next
- Đó là các dấu hiệu của trẻ bị rối loạn xử lí cảm giác (Sensory Processing Disoders- SPD) do tổn thương/ khiếm khuyết các vùng cảm giác ở não bộ mà chưa tìm ra nguyên nhân qua các bằng chứng cận lâm sàng. Hầu hết các trẻ tự kỷ đều có rối loạn xử lý cảm giác từ mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Nội dung chính
Rối loạn xử lý cảm giác (SPD) là gì?
- Là các rối loạn phức tạp của não bộ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em và người lớn. Là cách hệ thần kinh nhận thông tin từ môi trường hay từ một cá thể có các giác quan bị xáo trộn. Các thông tin cảm giác thu nhận không được não bộ phát hiện, tổ chức, sắp xếp và đáp ứng phù hợp, thể hiện bằng các kiểu vận động và hành vi mà chúng ta quan sát được như đã kể trên.
- Trẻ có thể chỉ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) đơn thuần hoặc kèm theo các rối loạn khác như ADHD, tự kỷ, rối loạn lo âu …Tỉ lệ trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD) cao ở các trẻ mắc ADHD và tự kỷ.
- Các nghiên cứu cho thấy có nhiều dấu hiệu khác biệt về sinh lý của trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) và trẻ phát triển bình thường; hoặc trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD) và trẻ ADHD.
Đặc điểm của rối loạn xử lý cảm giác (SPD)
- Khó khăn kiểm soát cảm xúc và hành vi. Dễ bùng nổ, thất vọng hoặc khó nhường nhịn người khác.
- Dễ mất tập trung chú ý, hay xao nhãng. Trí nhớ kém.
- Khó làm theo các hướng dẫn ở nhà và ở trường.
- Khó khăn khi lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện kế hoạch.
- Thích chơi một mình, khó khăn khi kết bạn, tham gia chơi cùng bạn và duy trì cuộc chơi. Cách chơi ở mức độ thấp.
- Chậm về giao tiếp và ngôn ngữ, khó tham gia giao tiếp hai chiều.
- Khó khăn khi dùng ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, và cảm xúc.
- Rất khó khăn trong các hoạt động tự chăm sóc bản thân (tự ăn, tự vệ sinh cá nhân, thay quần áo, mang giày…).
- Khó chấp nhận sự thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày hoặc chuyển tiếp giữa hai nhiệm vụ.
- Khó khăn vận động tinh và thô: kỹ năng vận động kém, vụng về, khó phối hợp tay mắt; thăng bằng kém, kỹ năng viết yếu. Né tránh các vận động với các thiết bị như xích đu cầu tuột. Nhanh mệt, và khó ngồi lâu.
- Khó kiểm soát vận động đúng tầm; cử động quá nhanh quá mạnh. Thích vận động mạnh, cường độ cao.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn xử lý cảm giác (SPD)?
- Chưa rõ nguyên nhân.
- Di truyền có thể là một nguyên nhân.
Có mấy loại rối loạn xử lý cảm giác (SPD)?
- Rối loạn điều chỉnh cảm giác (SMD): Khó khăn khi chuyển thông tin cảm giác thành các hành vi có kiểm soát phù hợp với tự nhiên và cường độ của thông tin cảm giác.
- Rối loạn vận động cảm giác (SDMD): Khó khăn về thăng bằng, vận động hoặc lập kế hoạch chuỗi vận động để đáp ứng các nhu cầu cảm giác.
- Rối loạn phân biệt cảm giác (SDD): Khó khăn về phân biệt các loại cảm giác giống hay khác nhau.
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn