Con bạn được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, vậy rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu từ đâu?

“Tôi nghĩ đó là chẩn đoán mà bạn hi vọng nó sẽ không phải là sự thật!”

  • Thời điểm ngay sau khi bạn nhận được chẩn đoán về con mình, có thể bạn đã cảm thấy rất suy sụp. Là cha mẹ, bạn mong cho con mình có được một cuộc sống bình thường giống như bao trẻ em khác: đầy đủ các mốc phát triển quan trọng, có những người bạn tốt và thật nhiều niềm vui.
  • Và bây giờ thì bạn sợ hãi rằng điều đó sẽ không còn thành hiện thực nữa. Bạn lo lắng về tương lai phía trước, không chỉ của con bạn mà của toàn bộ gia đình bạn.
  • Bạn có lẽ đã tự hỏi bản thân mình đã làm gì sai, khiến cho điều này xảy ra với gia đình bạn. Không biết mình có làm gì không đúng trong quá trình mình mang thai hay trong quá trình con còn nhỏ không? Thậm chí có vài anh chị phụ huynh còn cảm thấy như thể mình đang bị trừng phạt bởi một đấng tối cao nào đó.
  • Tất cả những suy nghĩ hay lo lắng này hoàn toàn là bình thường trong thời buổi hiện nay.
  • Từ việc đã giúp được cho hàng nghìn gia đình kể từ năm 1974, vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi con họ được chẩn đoán là mắc chứng Tự kỷ hoặc Asperger, chúng tôi có một số suy nghĩ và lời khuyên gửi đến bạn sau đây.

Thứ 1:  HÃY CHO BẢN THÂN ĐƯỢC PHÉP ĐAU LÒNG

  • Bạn có thể thấy mình trải qua các giai đoạn của sự đau buồn( từ việc không chấp nhận sự thật, trầm cảm, giận dữ,vvv). Bạn dằn vặt với những mất mát về trải nghiệm của bậc làm cha mẹ mà bạn nghĩ rằng mình sẽ có.
  • Nhớ rằng bạn có quyền có những cảm xúc đó. Hãy cho bản thân thời gian làm việc thông suốt với tất cả những cảm xúc đó, nhờ vậy bạn mới có thể ở trạng thái tốt nhất để giúp được cho con bạn.
  • Nhưng nghe này, cảm giác tội lỗi hay đổ lỗi là bình thường – nhưng đảm bảo không có cái nào trong số đó là sự thật cả! Bạn không phải cảm thấy tội lỗi cho một thực tế rằng con bạn mắc tự kỷ. Khi bạn nhận thấy những cảm giác này trỗi lên, hãy nhắc nhở mình rằng đó không phải là lỗi của bạn và để cho nó qua đi.

Thứ 2:  ƯU TIÊN CHO MỐI QUAN HỆ GIỮA BẠN VÀ CON

  • Để bạn có thể vượt qua được tình huống hoàn cảnh hiện tại của mình, bạn phải xác định được những ưu tiên thật rõ ràng.
  • Và chúng tôi tin rằng bạn không thể sai với quyết định ưu tiên số một của bạn bây giờ là cho mối quan hệ giữa bạn với con.
  • Sự thật là vậy, mối quan hệ của tất cả mọi người trong gia đình của bạn với con của bạn nên là ưu tiên trên hết.

Thứ 3:  BẠN SẼ LÀ NGƯỜI ỦNG HỘ CHO TRẺ SẼ

  • Nhận thức được rằng bạn chính là người tốt nhất ủng hộ cho con bạn. Đồng ý chúng ta có những chuyên gia về tự kỷ, nhưng bạn, chính bạn mới là người chuyên gia của con mình. Bạn chính là tiếng nói thay cho con của bạn, cho đến khi nào con có được tiếng nói riêng của mình.

Thứ 4:  ĐỪNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG CỦA TRẺ

  • Sẽ có một số người, thật ra là với ý định tốt, sẽ cho bạn những lời khuyên rằng bạn nên và không nên kì vọng gì về khả năng của con bạn. Cũng có thể bạn đã từng đọc hay nghe được ở đâu đó về những giới hạn trong khả năng của trẻ tự kỷ. Có thể người ta từng bảo với bạn rằng con bạn sẽ phải nuôi suốt đời, không tự lập được, không thể làm gì nuôi thân được,…
  • Đừng tin vào bất cứ một người nào khi họ nói với bạn những điều đó, dù có là chuyên gia về gì đi chăng nữa, khi mà người đó còn không biết về con của bạn!
  • Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho con của mình, chính là giữ cho mình có một tâm trí cởi mở và cho con bạn một cơ hội để thể hiện cho bạn thấy khả năng của trẻ có thể phát triển đến mức thế nào.

Thứ 5: THAM GIA HÒA MÌNH CÙNG VỚI CON

  • Chấp nhận con với tất cả những gì mà con vốn có. Kết nối với trẻ theo cách mà con có thể, hoặc phù hợp nhất với con. Từng hành động và lời nói của bạn truyền đi một thông điệp rằng: “Ba mẹ yêu con, và chính vì vậy, điều con thích thì ba mẹ cũng thấy thích!”

Thứ 6: THAY ĐỔI CÁCH NGHĨ CỦA BẠN

  • Có vẻ khá là dễ dàng để tiếp cận can thiệp theo hướng loại bỏ những hành vi tự kỷ, nhưng bạn biết đấy, điều này mang rất nhiều khả năng sẽ dẫn đến tác dụng ngược lại và gây ra sự thất vọng trong mối quan hệ giữa bạn và con. Khi mà bạn chỉ chăm chăm tập trung vào việc điều chỉnh các hành vi thì nó sẽ dẫn đến làm yếu đi mối quan hệ của bạn.
  • Thay vào đó, bạn có thể thay đổi quan điểm của mình và nhìn con với những cá tính độc đáo, mới mẻ và hào hứng trong việc tương tác tiếp xúc với con.
  • Mình tin rằng, cốt lõi của một phương pháp can thiệp tự kỷ sẽ cần tập trung vào tạo dựng mối quan hệ thay vì chỉ nhìn vào các hành vi ở trẻ và muốn thay đổi nó. Bạn phải đến được với thế giới của trẻ trước, sau đó bạn mới có thể dẫn dắt được để trẻ đến với thế giới của bạn.

Thứ 7: KẾT NỐI CẢ GIA ĐÌNH CÙNG THAM GIA VỚI NHAU

  • Một trong những lợi thế lớn nhất của cách tiếp cận can thiệp dựa trên nền tảng của mối quan hệ, đó chính là bạn có thể kết nối cả gia đình lại với nhau. Bạn không phải bỏ bê các mối quan hệ khác, hay với những đứa con khác của mình chỉ bởi vì bạn có một đứa trẻ tự kỷ. Các thành viên có thể cùng chia sẻ với nhau trong việc, giúp đỡ đứa con tự kỷ của bạn, nó không phải là điều gì quá cao siêu, và mọi thành viên đều có thể tham gia xây dựng một sợi dây kết nối, và như một cây cầu, cổ vũ con bạn cùng đến với cuộc sống bình thường hàng ngày của chúng ta.
  • Thay vì hoàn cảnh khiến cho nội bộ gia đình chúng ta lục đục, thì giờ đây, ngược lại, bạn có thể mang các thành viên đến gần với nhau hơn, bề chặt hơn.

Thứ 8: KHÔNG QUÊN TỰ CHĂM SÓC CHO BẢN THÂN MÌNH

  • Đây là một công việc khó khăn bạn ạ! Và nó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, và giữ được tinh thần lạc quan vui vẻ của mình! Hãy lưu ý nhớ chăm sóc cho bản thân. Hãy trò chuyện với những phụ huynh khác, cũng có con tự kỷ và đang thực hành rất tốt. Đến gặp một người trị liệu. Hay tham gia thiền, các bài tập yoga,vv.. Trong quá trình can thiệp cho con, bạn sẽ thấy có những ngày mà mọi thứ trông có vẻ khó khăn hơn so với những ngày khác, hãy giữ cho mình có được sự bền bỉ nhé!

Thứ 9: LUÔN HY VỌNG

  • Hội chứng tự kỷ không phải là dấu chấm hết, chưa bao giờ là như vậy. Bạn hoàn toàn có thể học được những cách thức để giúp cho con mình, để tạo dựng một mối quan hệ bền chặt và giúp con hòa nhập tốt hơn với xã hội, bất kể là con bạn hiện tại có xuất phát điểm thế nào, thì con đều có thể vươn tới một mức khả năng hoàn toàn tốt hơn hiện tại bây giờ.

Tất cả bắt đầu với tình yêu vô biên của bạn dành cho con bạn.

BỐ MẸ ƠI CỐ LÊN!

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng đến sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Contact Me on Zalo