Không chỉ giới hạn về lời nói, trẻ tự kỷ còn hạn chế các kỹ năng giao tiếp khác. Ví dụ như hành vi rập khuôn, vẩy tay trước mặt, không quay đầu lại khi được gọi tên, ánh mắt vô định (ngược lại, có những trẻ tự kỷ sẽ nhìn chằm chằm vào đồ vật trẻ thích),… Trong đó có việc chưa biết chỉ bằng ngón tay trỏ. Dạy trẻ tự kỷ chỉ tay là một bước quan trọng. Chỉ tay nhằm tạo tiền đề để phát triển ngôn ngữ, cải thiện khả năng tương tác. Tiến sĩ Nguyễn Minh Phượng – Chuyên gia cao cấp tại BrainCare nhấn mạnh: “Cần dạy trẻ kỹ năng chỉ bằng ngón tay trước khi dạy trẻ học nói: https://www.youtube.com/watch?v=481AeZewm44)
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số ví dụ cụ thể để cha mẹ dạy trẻ chỉ tay ở nhà.
Đừng bỏ lỡ 5 cách dạy trẻ chí tay bằng ngón trỏ
. Chỉ vào một đồ vật con thích
- Bước 1: Mẹ ngồi xuống ngang tầm mắt với trẻ
- Bước 2: Mẹ giơ 1 đồ vật mà trẻ thích lên (ví dụ: 1 gói bánh) và hỏi: “Con muốn gì?”
- Bước 3: Hướng dẫn trẻ dùng 1 ngón tay trỏ chỉ vào bánh, khi trẻ đã chỉ vào bánh lập tức mẹ đưa bánh cho.
. Chỉ tay khi trẻ có quyền lựa chọn (cần thêm 1 người hỗ trợ trẻ)
- Bước 1: Mẹ ngồi xuống ngang tầm mắt với trẻ
- Bước 2: Mẹ giơ một vật trẻ thích (bánh) và một vật trẻ không thích lên (quả ổi). Mẹ hỏi: “Con muốn ăn cái gì?”.
- Bước 3: (Người hỗ trợ) hướng dẫn bé chỉ ngón tay trỏ vào chiếc bánh mà trẻ thích. Sau đó, đưa bánh cho trẻ.
Cha mẹ đã biết: Muốn con nói được, không nên bỏ qua những kĩ năng này
. Chỉ vào đồ vật đặt ở trên bàn (mẹ sẽ không cầm đồ vật để giơ lên nữa)
- Bước 1: Để một vật trẻ thích (bánh) và một vật không thích (quả ổi) lên bàn xa tầm với của trẻ
- Bước 2: Mẹ hỏi trẻ: “Con muốn ăn cái gì?”
- Bước 3: Hướng dẫn trẻ đưa ngón tay trỏ chỉ vào vật con thích (bánh) và cho trẻ lấy vật vừa chỉ (bánh).
. Chỉ vào vật mà không gợi ý bằng lời nói
- Bước 1: Để một số vật trẻ thích (bánh) và không thích (quả ổi) lên bàn xa tầm tay của trẻ. Mẹ đợi trong vài giây
- Nếu trẻ chỉ tay hoặc lấy đồ vật mà mình thích, mẹ gợi ý câu trả lời: “Con muốn + ăn bánh”. Sau đó đưa vật vừa chỉ (bánh) cho trẻ.
- Lưu ý: Trường hợp trẻ không chỉ hoặc không nói vật mình thích, hãy làm mẫu cho trẻ rồi đặt lại chỗ cũ và chờ đợi trẻ.
. Dạy trẻ chỉ đồ vật ở xa
- Khi trẻ nắm tay hoặc kéo bạn đến tủ để yêu cầu lấy bánh. Bạn hãy mở tủ, cầm tay con hỗ trợ chỉ ngón tay trỏ chạm vào bánh mà trẻ mong muốn. Sau khi trẻ đã quen dần, cần tăng khoảng cách giữa ngón tay và đồ vật (trẻ đứng xa hơn để chỉ về hướng gói bánh). Lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Điều quan trọng là phải giảm dần việc hỗ trợ trẻ càng sớm càng tốt để trẻ dần độc lập trong việc chỉ tay vào thứ mình muốn.
Làm bài test M - Chat dưới đây cha mẹ nhé
Một vài lưu ý dành cho cha mẹ: Khi dạy trẻ tự kỷ chỉ tay, cha mẹ cần làm mẫu từng bước cho con xem. Hỗ trợ trực tiếp bằng cách cầm tay hướng dẫn. Dạy trẻ từng bước, trong mỗi bước nên gợi ý và hỗ trợ ít dần đi. Và đừng quên củng cố lại những phần trẻ làm đúng mà không cần chỉ dẫn.
======
Trẻ tự kỷ có rất nhiều biểu hiện điển hình. Cha mẹ dễ dàng phát hiện sớm ngay tại nhà với ứng dụng CKCare trong đường link: https://ck.youcare.vn/sl/7vHsI9. Khi cha mẹ nghi ngờ con có các dấu hiệu của tự kỷ, nếu muốn đánh giá chuyên sâu về mức độ phát triển của con, cha mẹ luôn có BrainCare với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm là người bạn đồng hành tin cậy nhé! Đừng ngần ngại liên hệ với BrainCare cha mẹ nhé!!
Góc giải thích: Bài test M – Chat ở trên nằm trong ứng dụng công nghệ có tên là CKCare. CKCare là ứng dụng do Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare xây dựng và phát triển. Nhằm hỗ trợ, giúp cha mẹ sàng lọc, phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến Tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm nói,… của con ngay tại nhà. CKCare đang ngày càng được nhiều trung tâm giáo dục đặc biệt, trường học các cấp tin tưởng và sử dụng. Tìm hiểu thêm
Đánh giá và can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Đăng ký tư vấn