Có thể bạn chưa biết?
- Lo âu là một trạng thái tâm lý và sinh lý đặc trưng bởi các yếu tố về cơ thể, cảm xúc, nhận thức, và hành vi. Đó là cảm giác gây ra bởi sự sợ hãi và lo lắng một cách quá mức và kéo dài.
- Đối với học sinh ở tuổi vị thành niên nếu lo âu quá mức và xuất hiện trong thời gian dài có thể dẫn đến những rối loạn lo âu và những rối nhiễu tâm lý khác.
- Tại Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của UNICEF (2018) về tình hình sức khỏe tâm thần trong trẻ em và thanh niên độ tuổi từ 14 đến 18, tỷ lệ̣ trung bình mắc các rối loạn tâm thần của nhóm này là 12%, phổ biến là trầm cảm, rối loạn lo âu, sợ cô đơn và tăng động giảm chú ý.
- Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được các hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Điều đó khiến cho một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Theo một nghiên cứu trẻ từ 9 đến 17 tuổi, ước chừng 13/100 trẻ bị các rối loạn lo âu.
- Người bệnh sẽ có xu hướng muốn cô lập bản thân, ngại giao tiếp với những người bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình.
Nguyên nhân gây ra
- Stress quá độ và sang chấn tâm lý: Đây là nguyên nhân lớn nhất mà đa số các bệnh nhân đều gặp phải.
- Sử dụng các chất kích kích – chất cấm: cafe, rượu, bia, ma túy… nếu bị làm dụng trong một thời gian dài sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn cả chứng rối loạn lo âu.
- Thay đổi hormone hạnh phúc: Hormone là một chất dẫn truyền thân kinh và nếu bị thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và cảm xúc.
- Do yếu tố di truyền: Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những người có bố mẹ từng mắc phải hội chứng rối loạn lo âu sẽ có khả năng mắc bệnh cao gấp 6 lần so với người bình thường.
- Yếu tố tác động từ các bệnh lý liên quan: HIV; bệnh tim mạch; tiểu đường; bệnh đường ruột… – những bệnh lý có thể khiến con người rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài.
Nguyên nhân gây ra
- Stress quá độ và sang chấn tâm lý: Đây là nguyên nhân lớn nhất mà đa số các bệnh nhân đều gặp phải.
- Sử dụng các chất kích kích – chất cấm: cafe, rượu, bia, ma túy… nếu bị làm dụng trong một thời gian dài sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn cả chứng rối loạn lo âu.
- Thay đổi hormone hạnh phúc: Hormone là một chất dẫn truyền thân kinh và nếu bị thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và cảm xúc.
- Do yếu tố di truyền: Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, những người có bố mẹ từng mắc phải hội chứng rối loạn lo âu sẽ có khả năng mắc bệnh cao gấp 6 lần so với người bình thường.
- Yếu tố tác động từ các bệnh lý liên quan: HIV; bệnh tim mạch; tiểu đường; bệnh đường ruột… – những bệnh lý có thể khiến con người rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài.
Các rối loạn lo âu ở tuổi vị thành niên
- Ám ảnh: sợ hãi không có căn cứ và không cưỡng lại được trước các vật, đồ vật hoặc các tình huống. Ví dụ sợ gián, sợ chuột, sợ vật sắc nhọn, sợ độ cao, sợ chỗ trống, sợ đông người…
- Rối loạn lo âu lan toả: lo hãi triền miên về những tình huống không có thật.
- Rối loạn hoảng sợ: là các cơn hoảng sợ kèm theo các triệu chứng cơ thể như mạch nhanh, choáng váng, vã mồ hôi, run tay chân, thậm chí ngất sửu…
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: là các suy nghĩ, hành vi không phù hợp, không chống lại được dù biết là không đúng.
- Rối loạn stress sau sang chấn: bao gồm tái hiện các hoàn cảnh sang chấn và các triệu chứng cơ thể, tâm thần xảy ra ở trẻ bị các sự kiện gây stress như bị lạm dụng tình dục, nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực, trải qua các thảm hoạ thiên tai…
Những biểu hiện của lo âu vị thành niên
Các triệu chứng của rối loạn lo âu có thể xuất hiện dưới nhiều cách khác nhau, có thể là đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Những triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:
- Căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Đứng ngồi không yên.
- Khả năng tập trung kém.
- Cảm thấy sợ hãi vô lý.
- Chóng mặt, đau đầu kéo dài, buồn nôn.
- Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Cảm thấy nghi ngờ bản thân.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi xương khớp, cơ bắp, dây chằng.
- Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần.
Phương pháp điều trị
Hai phương pháp điều trị chính cho chứng rối loạn lo âu tổng quát là thuốc và tâm lý trị liệu. Thậm chí có thể hưởng lợi nhiều hơn từ sự kết hợp của cả hai.
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng các loại thuốc trong danh mục : SSRIs, Paxil… hoặc kết hợp với nhau.
- Tâm lý trị liệu: còn được gọi là liệu pháp nói chuyện và tư vấn tâm lý, tâm lý trị liệu hướng đến giải pháp giải tòa căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi hành vi. Đây là một hình thức điều trị rất hiệu quả đối với chứng rối loạn lo âu.
- Trị liệu tại Braincare: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tinh thần Braincare được khách hàng đánh giá cao về chất lượng đánh giá và trị liệu cho những trường hợp bị rối loạn lo âu. Braincare là một trong số ít trung tâm có đầy đủ các chuyên gia tâm lý có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với những trường hợp bị rối loạn lo âu….
Đánh giá can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.