Nguyên nhân trẻ chậm nói
Nguyên nhân bệnh lý: Có thể do trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng (chẳng hạn như mất thính lực,…); hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…).
Nguyên nhân tâm lý: Có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra,… làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng. Điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.
Tự kỷ: Chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.
Biểu hiện trẻ chậm nói đơn thuần
Nhìn chung, trẻ chậm nói đơn thuần hay do các rối loạn phát triển không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, trẻ chậm nói đơn thuần có thể hiểu được lời nói của mọi người, cũng như bày tỏ nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua cử chỉ hoặc ngôn ngữ cơ thể.
Ngược lại, trẻ chậm nói do các rối loạn thường có khả năng nghe hiểu kém, không thể thực hiện một số mệnh lệnh đơn giản và gặp khó khăn khi diễn đạt. Đây chính là điểm khác biệt rõ ràng nhất của trẻ chậm nói đơn thuần và do các rối loạn.
Biểu hiện trẻ chậm nói cần lưu ý
Nhìn chung, phần lớn các bậc phụ huynh đều không thể tự mình đánh giá con mình có bị chậm nói hay không. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết được các biểu hiện trẻ chậm nói dựa vào các cột mốc phát triển thông thường dưới đây:
Dưới 12 tháng tuổi
12 tháng tuổi có lẽ là quá sớm để chẩn đoán một đứa trẻ có bị chậm nói hay không. Tuy nhiên, các dấu hiệu cảnh báo chậm nói sớm thường xuất hiện ở độ tuổi này. Nếu trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Không đáp ứng với tiếng động, không bắt chước âm thanh.
- Không bi bô phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
- Không biết bắt chước âm thanh từ tháng thứ 4.
- Không phản ứng khi được gọi tên.
Từ 12 – 18 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ đã biết nói từ đơn, trả lời các câu hỏi đơn giản và nhận biết tên của những người quen thuộc. Vì vậy, trẻ sẽ có nguy cơ chậm nói cao hơn nếu có những dấu hiệu như:
- Không hiểu và không phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào” khi 16 tháng.
- Chưa biết nói các từ đơn giản, ví dụ “mẹ”, “bế”.
- Không chỉ vào các bộ phận của cơ thể khi được người lớn yêu cầu.
- Chưa thể nói được 6 từ ngữ bất kỳ.
- Không biết chỉ vào thứ mình muốn.
- Không quan tâm đến thế giới xung quanh.
- Không biết cách giao tiếp với người khác bao gồm âm thanh, cử chỉ hay lời nói kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn thứ gì đó.
- Không biết làm những động tác như: vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.
Từ 18 – 24 tháng tuổi
Khi 2 tuổi, trẻ bắt đầu kết hợp 2 từ để tạo thành những câu đơn giản, chẳng hạn “mẹ bế”, “em bé”. Do đó, dấu hiệu trẻ chậm nói ở độ tuổi này thường khá rõ rệt, bao gồm:
- Chưa nói được 6 từ khi 18 tháng.
- Chưa nói được 15 từ và không thể ghép 2 từ để nói khi 24 tháng.
- Không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.
- Không biết bắt chước hành động hoặc lời nói của người khác.
- Không hiểu và trả lời các câu hỏi đơn giản như “Mẹ đâu rồi?” “Con uống sữa không?”.
- Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ với mọi người xung quanh.
- Vốn từ tăng chậm.
Từ 2 – 3 tuổi
Theo các chuyên gia, 2 đến 3 tuổi là cột mốc có sự bùng nổ về mặt ngôn ngữ và hành vi ở trẻ nhỏ. Vốn từ của trẻ sẽ tăng lên, trẻ biết đếm số và thường xuyên kết hợp 3 hoặc nhiều từ để nối thành câu. Đặc biệt, trẻ đã biết cách sử dụng đại từ nhân xưng “con” hay các từ mô tả như “vui”, “thích” để nói chuyện với mọi người.
Nếu nghi ngờ con có dấu hiệu của chậm nói, bạn hãy đối chiếu hoặc so sánh với những biểu hiện dưới đây:
- Chưa nói được các từ ghép hoặc câu có khoảng 2-4 từ.
- Không thể thực hiện cuộc hội thoại đơn giản.
- Không thể gọi tên các bộ phận của cơ thể.
- Không nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Không giao tiếp bằng lời nói, không biết đặt câu hỏi đơn giản.
- Không có khả năng làm theo những hướng dẫn và mệnh lệnh đơn giản.
- Không biết công dụng của những đồ vật thông dụng trong nhà.
- Không thực hiện khi được hỏi hay chỉ vào hình ảnh của một thứ gì đó có tên như “Con chó”, “Cuốn sách”.
Trên 3 tuổi
Với trẻ trên 3 tuổi, khả năng nói và hiểu hoàn thiện hơn nhiều so với các mốc phát triển trước. Thời điểm này, trẻ bắt đầu tự đặt một loạt các câu hỏi như “ai”, “cái gì”, “ở đâu”, “tại sao”. Ngoài ra, trẻ cũng đã biết dùng từ để mô tả sự vật, đối tượng hoặc thể hiện ý tưởng, cảm xúc thay vì chỉ nói về thế giới xung quanh. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết con chậm nói qua những dấu hiệu như:
- Không dùng đại từ nhân xưng như con, ba, mẹ.
- Chưa nói được câu ghép.
- Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi dài.
- Không biết đặt câu hỏi.
- Nói không rõ ràng, gây khó hiểu cho người khác.
- Lắp bắp, rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ, khi nói vẻ mặt trẻ khó chịu.
- Ít quan tâm hoặc không quan tâm đến sách truyện thiếu nhi.
- Không tương tác với trẻ khác.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám
Thực tế, mỗi trẻ sẽ có mốc phát triển ngôn ngữ và nhận thức khác nhau. Nếu trẻ chậm nói đơn thuần, kỹ năng nói và giao tiếp của trẻ sẽ hoàn thiện theo thời gian. Điều quan trọng là cha mẹ cần tích cực dạy trẻ nói thông qua các hoạt động hàng ngày, có thể bằng lời hoặc cử chỉ tay chân.
Trong một số trường hợp, trẻ chậm nói có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý hoặc hội chứng nghiêm trọng. Chậm nói xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm: mất thính lực, chậm phát triển hay đơn giản hơn là chậm nói đơn thuần. Vậy nên, nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở trị liệu âm ngữ hoặc y tế Nhi khoa để được chẩn đoán và đánh giá đúng nhất.
Trị liệu trẻ tự kỉ chậm nói
Tự kỷ là một dạng rối loạn của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh (ví dụ như thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Chậm nói là một trong những dấu hiệu tự kỷ khá điển hình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. Thông thường, trẻ tự kỷ chậm nói là vì trẻ có khiếm khuyết khả năng tương tác với xã hội, không chỉ là những tương tác không lời mà cả về mặt ngôn ngữ. Trên thực tế, cấu tạo bộ máy phát âm của trẻ tự kỷ chậm nói hoàn toàn bình thường, thính giác cũng bình thường.
Tuy nhiên, trẻ không bật ra được tiếng nói, vì thế, phương pháp dạy trẻ tự kỷ phát âm hoàn toàn khác với trẻ có khuyết tật về bộ máy phát âm. Dạy trẻ tự kỷ tập nói cần có những giáo viên chuyên môn về ngôn ngữ trị liệu.
Nguyên tắc chung khi dạy trẻ tự kỷ chậm nói là khuyến khích trẻ phát âm, thúc đẩy hành vi trẻ phát âm. Ví dụ khi trẻ đòi uống nước thì cô giáo hoặc bố mẹ cần phải phát âm ra được từ “nước”, trẻ muốn ăn kẹo thì phải phát âm từ “kẹo”. Bất cứ nhu cầu nào của trẻ đều yêu cầu trẻ phải nói ra, phát âm ra yêu cầu mong muốn. Ngoài ra, để điều trị chuyên sâu hơn cho trẻ tự kỷ chậm nói thì cần những nhà tâm lý chuyên điều trị về ngôn ngữ. Cần dạy trẻ tự kỷ tập nói càng sớm càng tốt vì khả năng tiếp thu hình thành rất sớm, nếu để muộn sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề khác.
Ngoài việc dạy trẻ tự kỷ tập nói, để giúp trẻ nhanh tiến bộ có thể áp dụng song song phương pháp giáo dục can thiệp, có nghĩa là dạy trẻ tự kỷ chậm nói theo một cách đặc biệt, vì đây là những trẻ đặc biệt nên không thể dạy theo phương pháp bình thường được. Ngoài ra còn có các phương pháp giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói và phát triển như: Phương pháp phân tích hành vi Ngữ âm trị liệu âm nhạc, hội họa trị liệu,..
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng đến sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn