Những con số biết nói
- Rối loạn cảm xúc là căn bệnh phổ biến thứ 2 trong các rối loạn tâm thần. Rối loạn cảm xúc thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên từ giữa độ tuổi 20. Ước chừng 1/5 ( khoảng 20%) thanh thiếu niên có các rối loạn về sức khoẻ tâm thần và cảm xúc cần được phát hiện và điều trị. Khoảng 1/100 người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực có dấu hiệu bệnh lần đầu trong những năm tuổi thanh thiếu niên.
- Theo thống kê, những người mắc rối loạn cảm xúc có tỉ lệ li dị cao gấp 2 đến 3 lần và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp 2 lần so với những người không mắc. Đa phần các ca phát hiện ra triệu chứng có độ tuổi từ 15 – 25. Nguy cơ dẫn đến tự tử là 6% trong vòng 20 năm trở lại đây; tỉ lệ tự hủy hoại, hành hạ bản thân còn lo ngại hơn với 30 – 40 %.
- Rối loạn cảm xúc xảy ra với tỉ lệ xấp xỉ 1% dân số chung.
- Hưng phấn quá làm tim đập nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe nghiệm trọng.
- Nếu không can thiệp sớm, nó sẽ tồn tại suốt đời.
- 1/3 những người bị rối loạn cảm xúc có triệu chứng trong suốt cuộc đời. Những triệu chứng này có thể gây trợ ngại tới khả năng lao động, học tập và các mối quan hệ gia đình, xã hội, quan hệ tình dục bừa bãi. Đặc biệt, nó thường đi kèm với các rối loạn khác như: Rối loạn lo lắng, rối loạn ADHD,….
Những biểu hiện
Hưng cảm: Là 1 trạng thái cảm xúc hoàn toàn đối lập với người trầm cảm.
- Người bệnh trở nên phấn khích quá mức về mặt cảm xúc và hành vi mà không kiểm soát được.
- Nói nhiều và nhanh hơn bình thường.
- Uống rượu, bạo lực.
- Khó tập trung, giảm nhu cầu ngủ.
- Ảo tưởng về khả năng của bản thân.
- Tiêu xài không tính toán.
- Người bệnh luôn trong trạng thái vui buồn thất thường với những biểu hiện tiêu cực.
- Trạng thái u uất, kéo dài cả ngày.
- Giảm hoặc mất mọi hứng thú.
- Giảm cân không phải do ăn kiêng.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều quá mức.
- Rối loạn trong vận động.
- Mệt mỏi, mất năng lượng hầu như mỗi ngày.
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức.
- Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định.
- Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát.
Nguyên nhân
Yếu tố gây bệnh:
- Nguyên nhân di truyền: Được thể hiện tương đối rõ. Điều này đã được nghiên cứu trên những cặp trẻ em sinh đôi: Nếu sinh đôi cùng trứng tỉ lệ cùng bị rối loạn cảm xúc tương đối cao, khoảng từ 50 – 70 %; đối với cặp sinh đôi khác trứng tỉ lệ là 15 – 30 %.
- Nguyên nhân nội sinh: Trong não thiếu hoặc thừa các chất dẫn truyền thần kinh. Não bị tổn thương hoặc do các chấn thương ở hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác của não bộ.
- Nguyên nhân liên quan đến vấn đề tâm lí: stress, sang chấn tâm lí,…
- Áp lực học tập.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Rối loạn nội tiết: Sự thay đổi bất thường về nội tiết trong cơ thể cũng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc.
Yếu tố tăng nguy cơ:
- Đã từng bị trầm cảm trước đây.
- Do sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc,…
- Người bị bệnh nặng, bệnh nan y, mất trí nhớ.
- Cuộc sống căng thẳng, ít hoạt động.
Phương pháp điều trị
Dùng thuốc
- Trị liệu tâm lý kết hợp sử dụng thuốc là “combo chữa bệnh” hiệu quả được áp dụng phổ biến từ trước đến nay. Quá trình điều trị rối loạn lưỡng cực bằng thuốc bắt buộc phải duy trì trong một thời gian dài và theo chỉ định của bác sĩ.
Trị liệu tâm lý
- Phương pháp tâm lý trị liệu được ứng dụng để điều trị các bệnh tâm trí trên thế giới trong nhiều năm và đạt được hiệu quả cao. Người bệnh tiếp nhận trị liệu, mở lòng mình hơn để chia sẻ những điều trong gốc rễ nguyên nhân khiến họ bị rối loạn cũng đồng nghĩa với việc họ dám đối mặt với vấn đề tâm lý của mình.
Đánh giá can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.