Tình trạng báo động về rối loạn lo âu
Có khi nào cha mẹ thấy con căng thẳng quá mức, sợ hãi một cách vô cớ mà không nhận thấy rõ ràng nguyên nhân? Con liên tục đứng ngồi không yên, thậm chí nhiều lúc con thở gấp, run chân tay và ra mồ hôi rất nhiều. Đây liệu có phải là những trạng thái cảm xúc thuần túy thoáng qua rồi dần biến mất? Cha mẹ ơi, nếu con đang có những dấu hiệu nêu trên, rất có thể con đang trong tình trạng rối loạn lo âu, lo lắng và sợ hãi quá mức.
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận, tính đến 2015, tỷ lệ dân số toàn cầu gặp phải chứng rối loạn lo âu lên đến 3.6% (tương đương với 264 triệu người). Con số này đã tăng khoảng 14.9% tính từ năm 2005 và vẫn tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là sau đại dịch Covid 19. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu (đến năm 2024) cho thấy tỷ lệ trẻ đang trong giai đoạn học tập và phát triển gặp phải rối loạn lo âu đang giao động khoảng 20% và con số này đang có chiều hướng gia tăng.
Những con số đáng báo động trên không những không có xu hướng giảm đi mà còn có khả năng gia tăng theo cấp số nhân trong nhiều năm tới, đặc biệt khi chúng ta đang sống trong kỷ nguyên VUCA, kỷ nguyên của những sự thay đổi và bất ổn diễn ra chóng mặt. Ngày càng nhiều thân chủ tìm đến BrainCare trong trạng thái bất an, lo lắng và sợ hãi trong một thời gian dài vì không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ hoặc của chính mình. Một số lượng không nhỏ thân chủ chủ luôn cảm thấy mệt mỏi và vô dụng khi không làm được việc, lo sợ bị chỉ trích hay phán xét. Trong đa số các trường hợp BrainCare tiếp cận, ban đầu, gia đình chủ quan vì coi rằng đây là những vấn đề vặt vãnh, nhưng càng về lâu dài, trạng thái bất ổn định tâm lý của con dần trở nên nghiêm trọng hơn và chuyển sang tâm bệnh. Thậm chí, một số thân chủ chỉ đến với BrainCare khi rối loạn lo âu đã hiện rõ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày và có nguy cơ chuyển thành rối loạn mãn tính.
Cha mẹ ơi, nếu như thấy con có bất cứ dấu hiệu nào của rối loạn lo âu, hãy liên hệ ngay với BrainCare để nhận được sự hỗ trợ tư vấn kịp thời, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, đúng không cha mẹ?
Những điều cần biết về rối loạn lo âu
Theo MSD – Sổ tay y khoa uy tín hàng đầu thế giới, có thể hiểu rối loạn lo âu là tình trạng lo sợ và căng thẳng kéo dài, quá mức, kèm theo đó là những hành vi tiêu cực mà người gặp rối loạn lo âu sử dụng để giải tỏa cảm xúc bất an bên trong.
Về cơ bản, MSD ghi nhận hai hình thái của lo âu bao gồm lo âu thích nghi (adaptive anxiety) và lo âu không thích nghi. Lo âu thích nghi (hay còn gọi với cái tên khác là lo âu có ích) có thể giúp con người chuẩn bị tốt hơn và thận trọng trong những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, khi lo âu trở nên quá mức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, thì sẽ chuyển thành hình thái lo âu không thích nghi – một loại rối loạn tâm thần cần được can thiệp kịp thời.

Một số hình thái rối loạn lo âu
Theo ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân – Chuyên gia Tâm lý Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare chia sẻ, tại Việt Nam, nhiều trường hợp thường được chẩn đoán chung là rối loạn cảm xúc lo âu hỗn hơn khi tiếp nhận các bệnh nhân đến khám mà không phân loại cụ thể, chi tiết các hình thái của rối loạn. Trong khi đó, các tài liệu phương Tây như DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn Tâm thần – Phiên bản thứ 5) lại phân chia các dạng rối loạn lo âu khác nhau, bao gồm:
+ Rối loạn lo âu chia ly (Separation Anxiety Disorder)
+ Chứng câm chọn lọc (Selective Mutism)
+ Ám ảnh sợ đặc hiệu (Specific phobia)
+ Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder)
+ Rối loạn hoảng loạn (Panic disorder)
+ Chứng sợ khoảng rộng (Agoraphobia)
+ Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized anxiety disorder)
+ Rối loạn lo âu do chất kích thích hoặc thuốc gây ra
Trong quá trình tham vấn và trị liệu tâm lý với hơn 2500 thân chủ, BrainCare nhận thấy rằng rối loạn lo âu xã hội và rối loạn lo âu lan tỏa là hai trường hợp mà người Việt Nam thường gặp phải nhiều nhất. Do đó, BrainCare sẽ tập trung phân tích chuyên sâu hơn về hai trường hợp trên.
Rối loạn lo âu xã hội

Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard, các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra các vấn đề lo âu nghiêm trọng có thể xuất phát từ yếu tố sinh học (bẩm sinh) và yếu tố môi trường (trải nghiệm cuộc sống) của thân chủ.
Nguyên nhân sinh học của rối loạn lo âu xã hội
- Hệ thống thần kinh dễ bị phản ứng quá mức: khi gặp các tác nhân (dù nhỏ) kích hoạt cảm xúc, cơ thể nhạy cảm và dễ tiết ra cortisol (hormone gây ra trạng thái căng thẳng) hơn so với bình thường.
- Thiếu hụt serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa tâm trạng và duy trì sự bình tĩnh: Khi thiếu serotonin, con người dễ rơi vào trạng thái lo âu quá mức, kể cả khi không có lý do rõ ràng
- Mất cân bằng các chất như glutamate và oxytocin trong não bộ: Đây là những hormone kiểm soát cách con người cử xử trong môi trường xã hội và điều tiết cường độ lo lắng trong cơ thể.
- Não bộ dễ bị kích thích ở vùng kiểm soát cảm xúc: Điều này giải thích vì sao người gặp phải rối loạn lo âu thường cảm thấy lo lắng và sợ hãi trước ánh nhìn hoặc sự phán xét của người khác mặc dù đó là những tình huống giao tiếp rất đỗi bình thường.
- Yếu tố di truyền: Việc con sinh ra trong một gia đình từng có tiền sử gặp phải các nhóm rối loạn cảm xúc – hành vi như trầm cảm, lưỡng cực v.v… cũng tăng nguy cơ tỷ lệ con gặp phải rối loạn lo âu.
Nguyên nhân môi trường của rối loạn lo âu xã hội
- Những tổn thương tâm lý từ thời thơ ấu – như từng bị bạo hành, lạm dụng, hoặc bị người lớn thờ ơ, bỏ mặc, sống trong môi trường không an toàn và thiếu tình thương… có thể là những nguyên nhân dẫn đến lo âu ở trẻ.
- Bên cạnh đó, nếu trẻ lớn lên trong môi trường quá bao bọc hoặc bị kiểm soát quá mức cũng có thể khiến trẻ gặp phải lo âu cao. Những trẻ này sẽ không học được cách thích nghi với những khó khăn đến từ cuộc sống vì thiếu trải nghiệm. Sự bao bọc quá mức khiến trẻ hoảng loạn trước những tình huống bất ngờ. Về lâu dài, sự hoảng loạn tích tụ và chuyển hóa thành rối loạn lo âu.
- Ngoài ra cái nỗi lo về thiếu tài chính hoặc nghèo đói cũng là nguyên nhân dẫn đến lo âu nghiêm trọng. Theo một số nghiên cứu, các stress về tài chính, thu nhập thấp v.v… được xác định là có liên quan tới các rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu xã hội - Những dấu hiệu cần phải lưu ý
MSD xác định rối loạn lo âu xã hội (SAD) là tình trạng người bệnh thường xuyên cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi phải đối mặt với các tình huống giao tiếp xã hội hoặc xuất hiện trước nhiều người khác (công chúng). Người gặp phải SAD thường có xu hướng né tránh giao tiếp hoặc tham gia vào các buổi gặp mặt. Nếu buộc phải tham gia vào các hoạt động xã hội như thế này, người gặp phải SAD sẽ cảm thấy đây là một tra tấn cực hình đối với sức khỏe tinh thần của họ.
Theo Nhà xuất bản Y tế Harvard nhận định, người gặp phải SAD thường có nỗi sợ vô hình về việc bị người khác đánh giá hoặc để ý. Họ rất sợ để cho người khác chứng kiến sự lúng túng của mình. Do đó, các tình huống khiến cho họ cảm thấy dễ bị xấu hổ sẽ chẳng khác gì một sợi dây xiềng xích khổng lồ đang bóp nghẹt hơi thở và tâm trí của họ.
Vì vậy, họ thường có các biểu hiện rất đặc trưng như:
+ Đổ mồ hôi
+ Đỏ mặt
+ Tim đập nhanh
+ Run rẩy
+ Buồn nôn
+ Khó thở
Hậu quả nghiêm trọng của việc không trị liệu kịp thời SAD
Nếu không được can thiệp và hỗ trợ kịp thời, rối loạn lo âu xã hội (SAD) có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người mắc SAD.
+ Trước hết, người có SAD sẽ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường xung quanh. Những người mắc SAD có xu hướng né tránh giao tiếp, khó làm quen bạn mới, và dần dần khép mình lại, không thể xây dựng những mối quan hệ thân thiết.
+ Thứ hai, nếu tình trạng lo âu kéo dài mà không được điều trị, người mắc SAD có nguy cơ cao mắc thêm các vấn đề tâm lý khác (điển hình là trầm cảm). Trong một số trường hợp, người mắc SAD có thể tìm đến rượu, thuốc an thần để xoa dịu cảm xúc lo lắng. Thậm chí, người bệnh có thể sử dụng các chất kích thích nguy hiểm hơn như ma túy.
+ Đáng lo ngại hơn, người mắc SAD có thể hình thành những niềm tin tiêu cực về chính bản thân mình, chẳng hạn như: “Mình thật kém cỏi”, “Không ai yêu thương mình”, “Mình chẳng làm được gì cả”… Những suy nghĩ tiêu cực này không chỉ khiến người bệnh xa rời các mối quan hệ xã hội, mà còn làm mất đi động lực sống và dễ dàng buông xuôi trước mọi mục tiêu, ước mơ của chính mình.
Rối loạn lo âu lan tỏa
Hiểu một cách đơn giản, rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là tình trạng cảm thấy lo lắng quá mức và kéo dài liên tục trong một thời gian. Những lo lắng này gần như xảy ra mỗi ngày và kéo dài ít nhất 6 tháng.
Khác với rối loạn lo âu xã hội (SAD), bản chất lo âu của GAD trải dài trên nhiều khía cạnh của cuộc sống bao gồm tiền bạc, công việc, sức khỏe, gia đình v.v…. Trong khi đó, lo âu của SAD chủ yếu tập trung vào nỗi lo giao tiếp hoặc phải tương tác với xã hội. Bên cạnh đó, người dễ mắc phải GAD thường là những người hay lo xa, suy nghĩ quá mức hoặc có xu hướng cầu toàn. Trái lại, người gặp phải SAD thường là người nhút nhát, sợ bị đánh giá hoặc hay xấu hổ.

Dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa
Theo MSD, nguyên nhân gây ra GAD vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy nhiên, loại rối loạn này thường xuất hiện cùng với các vấn đề đi kèm khác như rối loạn sử dụng rượu, rối loạn hoảng loạn hoặc trầm cảm chủ yếu.
Theo DSM-5, để xác định một người có gặp phải GAD hay không, cần phải xem xét các khía cạnh sau.
+ Về mặt thời gian: tình trạng lo lắng và căng thẳng quá mức phải xảy ra hầu như mỗi ngày và kéo dài ít nhất 6 tháng.
+ Về mặt biểu hiện (phải có ít nhất 3 trong 6 biểu hiện sau):
[.] Bồn chồn hoặc luôn trong trạng thái căng “như dây đàn”
[.] Dễ mệt mỏi
[.] Khó tập trung, đầu óc dễ bị xao nhãng
[.] Hay cáu gắt hoặc cảm thấy thường xuyên khó chịu
[.] Căng cơ ơ các vị trí như vai, cổ hoặc lưng
[.] Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sau, hoặc hay thức giữa đêm)
Cũng cần phải lưu ý rằng, các triệu chứng lo âu này phải gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt, học tập hoặc công việc.
Rối loạn lo âu lan tỏa để lại những hậu quả gì nếu không được trị liệu kịp thời?
Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, GAD sẽ khiến người gặp phải luôn trong trạng thái lo lắng và căng thẳng ở cường độ cao liên tục. Người bệnh sẽ luôn mệt mỏi, dễ tuyệt vọng và có cảm xúc tiêu cực. Thậm chí, còn gia tăng nguy cơ trẻ gặp trầm cảm và rối loạn tâm thần khác.
Về lâu dài, GAD còn khiến trẻ suy giảm chức năng học tập và kết nối với các mối quan hệ xung quanh. Trẻ gặp phải GAD thường khó tập trung, dẫn đến mất năng suất học tập hoặc mất động lực theo đuổi các mục tiêu. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, trẻ có thể lạm dụng chất kích thích để trốn tránh thực tại.
Với đội ngũ chuyên gia gồm các Tiến sĩ, Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục giàu kinh nghiệm, BrainCare là đơn vị đánh giá, tham vấn và trị liệu tâm lý uy tín hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm can thiệp trị liệu Rối loạn lo âu, BrainCare tự tin trở thành người đồng hành đáng tin cậy của bạn.
“BrainCare – nơi bình an chữa lành bằng sự thấu hiểu”