Rối loạn phát triển là gì?
- Rối loạn phát triển bao gồm một nhóm các tình trạng tâm thần bắt nguồn từ thời thơ ấu làm suy yếu nghiêm trọng một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong sự phát triển của cá thể.
- Có một số cách khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này. Khái niệm hẹp nhất được sử dụng trong danh mục “Rối loạn cụ thể về phát triển tâm lý” trong ICD-10.
- Những rối loạn này bao gồm: rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động, rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật học tập, tăng động giảm chú ý (ADHD), Asperger…
Tăng động, giảm chú ý
ADHD là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý – một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý ở trẻ.
Tìm hiểu thêm: tăng động hay hiếu động?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, có 09 triệu chứng giảm chú ý, 06 triệu chứng tăng động và 04 triệu chứng xung động thường gặp ở trẻ bị ADHD. Trẻ cần được khám đánh giá cẩn thận nhằm xác định là các các triệu chứng này phải xuất hiện khi trẻ còn nhỏ (trước 6 tuổi), biểu hiện thường xuyên xảy ra ở ít nhất 2 môi trường sinh hoạt khác nhau (nhà trường, trong gia đình, giao tiếp bên ngoài xã hội…) và gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh hoạt, giao tiếp, học tập của trẻ.
Tăng động, giảm chú ý
ADHD là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý – một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Đặc điểm chung của ADHD là những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý ở trẻ.
Tìm hiểu thêm: tăng động hay hiếu động?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, có 09 triệu chứng giảm chú ý, 06 triệu chứng tăng động và 04 triệu chứng xung động thường gặp ở trẻ bị ADHD. Trẻ cần được khám đánh giá cẩn thận nhằm xác định là các các triệu chứng này phải xuất hiện khi trẻ còn nhỏ (trước 6 tuổi), biểu hiện thường xuyên xảy ra ở ít nhất 2 môi trường sinh hoạt khác nhau (nhà trường, trong gia đình, giao tiếp bên ngoài xã hội…) và gây ảnh hưởng đến các chức năng sinh hoạt, giao tiếp, học tập của trẻ.
Rối loạn phổ tự kỷ
Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ (Autism) là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại.
Trung tâm phòng và kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) ước tính tỉ lệ trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ là 1 trong 68. Những nghiên cứu ở Châu Á, Châu Âu, và Bắc Mỹ chỉ ra tỉ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỉ lệ trung bình là 1% dân số. Nghiên cứu ở Hàn Quốc báo cáo tỉ lệ này lên tới 2.6% dân số.
Tự kỷ ở trẻ nam (1 trong 42) cao gấp 5 lần trẻ nữ (1 trong 189).
Các dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ trước 24 tháng:
- Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.
- Không có cử chỉ khi 12 tháng tuổi: chỉ tay vẫy tay, bắt tay, nhìn mắt, cười đáp.
- Không nói được từ đơn khi 16 tháng.
- Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng.
- Mất kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Khuyết tật học tập
- Trẻ bị khuyết tật học tập là những trẻ có vấn đề về việc tiếp thu và vận dụng khả năng đọc, nói, viết, làm toán.
- Viện Y tế Quốc gia ước tính rằng 2,7 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học (khoảng 6% tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học) bị khuyết tật học tập. Một đứa trẻ có thể bị một loại khuyết tật hoặc kết hợp nhiều loại khuyết tật khác. Vì chẩn đoán khuyết tật học tập rất khó, nếu bạn lo lắng cho con mình, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
- Tại Việt Nam, theo một nghiên cứu về tỉ lệ HS có khó khăn trong học tập liên quan đến KTHT tiến hành tại Khoa Giáo dục đặc biệt (ĐHSP Hà Nội) năm 2011, tỉ lệ đối tượng HS này ở cấp tiểu học là 3,8%.
Cũng như các rối loạn phát triển khác như ADHD, ASD, tỉ lệ xuất hiện KTHT ở trẻ nam nhiều hơn ở trẻ nữ. - Một số đặc điểm đặc thù về khuyết tật học tập của trẻ: Khó khăn về đọc, khó khăn về viết, khó khăn trong tính toán.
Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật trí tuệ (trước đây gọi là Chậm phát triển tâm thần) là một bệnh lý gây ra bởi các yếu tố liên quan đến gen và môi trường, dẫn đến sự suy giảm chức năng nhận thức và xã hội.
- Tỷ lệ khuyết tật trí tuệ có xu hướng tăng dần trong một vài năm trở lại đây, theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh CDC, tỷ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ năm 2016 là 6,99%. Tại Việt Nam, số liệu điều tra gần nhất ước tính khoảng 0,67% dân số.
Một số biểu hiện:
- Suy giảm chức năng trí tuệ bao gồm: khả năng lập luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, suy nghĩ trừu tượng, phán xét, học tập. Sự suy giảm này được xác định bằng đánh giá lâm sàng kết hợp bài kiểm tra trí tuệ.
- Suy giảm chức năng hòa nhập: thể hiện bằng hạn chế các hoạt động các hoạt động hàng ngày như tương tác, giao tiếp xã hội, sống độc lập trong các môi trường khác nhau khi không có sự trợ giúp.
- Suy giảm trí tuệ và suy giảm chức năng hòa nhập khởi phát trong suốt quá trình phát triển.
Đánh giá can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.