Tự kỷ có chữa được không?

Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân trẻ và gia đình. Có những người không chấp nhận sự thật khi con bị chẩn đoán là mắc hội chứng này. Có những phụ huynh không dám gọi tên hội chứng này. Sinh con ra ai cũng mong con mình khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng nếu không may trẻ mắc bệnh thì trốn tránh chỉ làm cho tình trạng của con thêm tồi tệ và ba mẹ vô tình bỏ lỡ cơ hội vàng để con có thể tái hòa nhập cộng đồng.

Vậy tự kỷ có chữa khỏi không? Đây là khao khát của hàng triệu cha mẹ có con tự kỉ muốn tìm lời giải đáp. Trước khi đưa ra câu trả lời chúng ta cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về hội chứng này qua những dấu hiệu nhận biết sau đây.

Tự kỷ là gì 

Tự kỷ còn gọi là “rối loạn phổ tự kỷ” là một trong những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người mắc chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và ảnh hưởng đến người khác. Nó được gọi là phổ vì có sự khác biệt rõ ràng giữa các triệu chứng và mức độ ở mỗi người. Rối loạn phổ tự kỷ gồm nhiều chẩn đoán đơn lẻ: tự kỷ (thông thường), rối loạn phát triển lan tỏa không được chỉ định khác (PDD-NOS) và hội chứng Asperger. Với các biểu hiện rất sớm vậy, các bà mẹ cần theo dõi các biến đổi của trẻ để có hướng xử lý sớm.

Dấu hiệu nhận biết

Về cảm xúc

Trẻ không giao tiếp bằng mắt với mẹ ngay từ khi còn nhỏ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, lơ đễnh, không phân biệt được người lạ, người quen; khi đi học không thích chơi với bạn, không hợp tác với cô, thường có những hành động không thích hợp. Giao tiếp bằng mắt –  đó là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt trẻ tự kỷ với trẻ mắc các Rối loạn khác.

 

Khiếm khuyết về trí tuệ

Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.

Về hành vi

Hành vi chống đối: Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Hành vi chống đối của trẻ không bình thường mà nó thể hiện ra ở những cơn giận dữ, cơn ăn vạ rất khó đưa trẻ trở lại trạng thái bình thường. mãnh liệt Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…

Hành vi lặp đi lặp lại: Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp. Đây là biểu hiện rất điển hình ở trẻ tự kỷ.

Hành vi kỳ lạ: Trẻ tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,…Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,…

Thích chơi một mình

Giống như tên gọi của căn bệnh này, trẻ tự kỷ thường rất thầm lặng.Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. 

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết tthường gặp ở trẻ tự kỷ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn trẻ hầu như từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa chiếm vị trí độc quyền.

Rối loạn giấc ngủ

Thường bị rối loạn giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ trằn trọc, hay thức giấc quấy khóc mà không rõ nguyên nhân.

Về ngôn ngữ

Trẻ nói những âm đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình, có khi phát âm những âm vô nghĩa, lặp đi lặp lại. Không biết bắt chước người lớn để làm theo, nói theo; khi có nhu cầu bé không biết làm cho người lớn hiểu mình cần gì; phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần bé mới có thể làm theo.

Tự kỷ số lượng trẻ mắc tự kỷ tăng lên qua mỗi năm. Tự kỷ Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra thực tế nhưng tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi năm khám và điều trị cho trẻ Tự kỷ tăng từ 10-20% (có khoảng 22.000 lượt trẻ đến khám chuyên khoa tâm thần mỗi năm, trong đó 1/3 lượt trẻ đến khám đánh giá tự kỷ.

Nguyên nhân của Tự kỷ đến nay thế giới vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Nhưng trẻ hoàn toàn có thể tái hòa nhập cộng đồng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh phải theo dõi, nhạy bén với những biểu hiện bất thường của con. Trẻ tầm 1 tuổi là ba mẹ đã quan sát được những dấu hiệu của bệnh như trẻ không biểu hiện cảm xúc với mẹ, với người thân, mắt nhìn lê đễnh, ăn khó hay nôn ọe, hay có hành vi bất thường và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động, ăn vạ, gào khóc rất khó dỗ, trẻ trầm lặng không có nhu cầu được chơi….Trẻ tầm 2 – 4 tuổi là giai đoạn vàng trong việc điều trị.

Cha mẹ phải hết sức hợp tác, làm đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Có những trường hợp vì thiếu hiểu biết, tự ý can thiệp dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, làm mất giai đoạn vàng trong việc can thiệp. Hiện nay khoa học phát triển có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả các ba mẹ tham khảo sau:

  • Phương pháp giáo dục can thiệp đặc biệt
  • Phương pháp phân tích hành vi
  • Phương pháp Âm ngữ trị liệu
  • Phương pháp Âm nhạc trị liệu
  • Nhưng phương pháp trị liệu được ưu tiên hàng đầu và vẫn đạt kết quả tốt là can thiệp sớm.
  • Hơn ai hết Trẻ tự kỷ là đối tượng cần sự quan tâm săn sóc đặc biệt của gia đình! Cha mẹ hãy sẵn sàng chấp nhận và đương đầu sẽ đến ngày thu thành quả. 

Chúc ba mẹ nhiều sức khỏe và các con hòa nhập cộng đồng!

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng đến sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo