Cha mẹ cùng áp dụng 10 mẹo giúp trẻ bật âm
BrainCare thân gửi cha mẹ 10 mẹo dưới đây!
2 mẹo đầu tiên
- Bắt đầu khi trẻ đang vui
– Thời điểm trẻ cảm thấy vui vẻ và an toàn là lúc não bộ mở ra để học tốt nhất. Phụ huynh nên tận dụng những lúc con đang chơi hoặc cười đùa để lồng ghép âm thanh vào hoạt động. Ví dụ: khi con đang đẩy xe, mẹ có thể nói “Bùm! Xe chạy!” hoặc khi bế con: “A… mẹ nè!”.
2. Dùng gương để luyện khẩu hình cùng con
– Đứng cùng con trước gương, phụ huynh phát âm to, rõ ràng, nhấn mạnh khẩu hình miệng như “A”, “Ô”, “M”. Sau đó, khuyến khích con bắt chước theo. Có thể tạo thành trò chơi: chu môi, há miệng lớn, so miệng con với mẹ để con cảm thấy thú vị khi luyện âm.
2 mẹo tiếp theo
3. Dùng bàn tay đặt lên cổ họng
– Khi phát âm “A… A…”, phụ huynh đặt tay con lên cổ họng của mẹ để con cảm nhận sự rung khi âm thoát ra. Sau đó hướng dẫn con thử đặt tay lên cổ mình và làm tương tự để tạo ra âm thanh.
4. Tập thổi để chuẩn bị hơi
– Các hoạt động như thổi bong bóng, thổi nến, thổi giấy, hút nước bằng ống hút giúp trẻ rèn luyện khả năng điều khiển hơi thở. Phụ huynh nên chơi cùng con mỗi ngày, kết hợp động viên con: “Phùuuu… giỏi lắm!”. Việc kiểm soát hơi tốt là tiền đề để trẻ bật âm dễ dàng hơn.
2 mẹo nữa nhé
5. Chơi trò bắt chước âm thanh động vật
– Trẻ nhỏ rất thích các âm thanh quen thuộc như tiếng chó, mèo, bò, vịt… Phụ huynh nên giả tiếng kêu: “Meo meo”, “Gâu gâu”, “Ò ó o”, kết hợp hành động tay chân để tạo sự sinh động. Trẻ sẽ dễ dàng bật âm khi tham gia trò chơi này mỗi ngày.
6. Giấu đồ trẻ thích – tạo động lực bật âm
– Cất đồ chơi yêu thích của trẻ vào hộp hoặc để ngoài tầm với. Khi trẻ nhìn hoặc chỉ tay, phụ huynh không vội đưa ngay mà chờ tín hiệu bật âm. Mẹ có thể gợi ý: “Con muốn lấy thì nói “ạ” nào…”. Khi trẻ cố gắng phát âm, dù chưa rõ, cũng nên khen ngợi và trao món đồ cho trẻ.
Tiếp tục 2 mẹo nữa
7. Dùng biểu cảm gương mặt rõ nét
– Khi nói với trẻ, phụ huynh nên nói chậm, mở miệng rõ ràng, gương mặt vui tươi và có biểu cảm mắt – môi – lông mày sinh động. Những yếu tố này giúp trẻ ghi nhớ cách tạo âm và tăng khả năng bắt chước.
8. Lặp lại âm thanh ngắn – nhanh – vui
– Chọn một số âm đơn giản như “A A A”, “Bùm bùm bùm”, “Píp píp” và lặp lại theo tiết tấu vui nhộn, kết hợp vỗ tay, lắc người hoặc nhún nhảy. Lặp lại âm giúp trẻ dễ ghi nhớ và hứng thú tham gia.
2 mẹo cuối cùng
9. Khuyến khích, khen ngợi trẻ
– Khi trẻ mấp máy môi hoặc phát âm chưa rõ, phụ huynh cần ghi nhận sự cố gắng bằng lời khen ngay: “Con giỏi lắm!”, “à đúng rồi, ô tô”. Việc động viên đúng lúc giúp trẻ tự tin và muốn thử lại.
10. Kết hợp âm vào sinh hoạt hằng ngày
– Mỗi hoạt động trong ngày đều là cơ hội luyện âm. Khi tắm: “Phùuuu… nước mát!”, khi ăn: “A… ăn ngon quá!”, khi chơi: “Xe chạy brrrr… brrrr…”. Không cần đợi đến “giờ học”, chỉ cần duy trì thói quen này hằng ngày, trẻ sẽ tiếp nhận âm tự nhiên và hiệu quả.
- Bố mẹ tìm hiểu về: Đội ngũ chuyên gia BrainCare nhé
Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.