Ám sợ đi học ở trẻ em – Sợ đi học đến phát bệnh

  • “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Nhưng có những trẻ bị nỗi ám sợ trường học đến phát bệnh. Nếu không sớm được giải tỏa, nỗi sợ hãi trường lớp, thầy cô đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, niềm ham thích học tập cũng như sức khỏe của các bé về sau. Đe nẹt, dọa dẫm con trẻ đương nhiên không phải là giải pháp giúp con tự tin đến trường trở lại. Vậy ba mẹ phải làm gì để con vui vẻ đến trường?
  • Theo con số thống kê (1 – 3%) trẻ trong độ tuổi đến trường từ chối đi học trong mỗi năm học. 8% học sinh từ chối đi học ở một thời điểm nào đó trong suốt quãng đời đi học. Đây là nguyên nhân thường gặp thứ 3 gây cho trẻ thất bại trong học tập, chiếm 5% các lý do đến khám với Bs. tâm thần. 

  • Ám sợ trường học là việc từ chối đi học, là việc vắng mặt ở trường kéo dài hoặc lặp đi lặp lại thường xuyên.

Biểu hiện

  • Tăng dần sự miễn cưỡng phải rời khỏi nhà kèm theo sự gia tăng các dấu hiệu đau khổ và lo âu khi phải đến trường hoặc khi nghĩ đến việc phải đi học.
  • Trẻ có thể có các than phiền về mặt cơ thể đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi uể oải. Các triệu chứng đặc biệt chỉ xuất hiện vào những ngày đi học và không tồn tại vào những thời điểm khác ngoài giờ đến trường: ngày cuối tuần, ngày lễ…
  • Một số trẻ biểu hiện bằng sự đeo bám cha mẹ, người thân quá mức, thường hỏi đi hỏi lại nhiều lần có nhất thiết phải đi học, thường cầu xin được nghỉ học vì những lý do liên quan đến sự sợ hãi bị thất lạc cha mẹ, bị bắt cóc hoặc cha mẹ bị giết, bị tai nạn… khi trẻ đến trường.

Nguyên nhân

  • Thường có tiền sử gia đình bị loạn thần kinh: mẹ bị lo âu.
  • Cha mẹ quá bảo vệ trẻ.
  • Sau một biến cố “ sang chấn “ tại trường: bị phê bình sỉ nhục trong lớp, hoặc bị bạn bè cùng trang lứa bắt nạt, trêu chọc.
  • Khi có một sự kiện mới phát sinh trong gia đình: cha mẹ ly dị, sự ra đời của một đứa em, ông bà cha mẹ hoặc những người thân mà trẻ gắn bó bị bệnh nặng, bị chết…
  • Môi trường giáo dục thiếu nâng đỡ hoặc không thích hợp (khắc nghiệt, hay la rầy, chỉ trích).

  • Môi trường học đường không an toàn (đánh nhau, bạo lực…)
  • Sang chấn gây ra do bạn bè cùng lứa (bắt nạt, trêu chọc).
  • Các yêu cầu thuộc về tình huống: trình bày trước lớp đối với trẻ hay mắc cở,làm bài kiểm tra.

Biện pháp

  • Cha mẹ nên gần gũi hỏi han để tìm nguyên nhân thật sự từ trẻ. Thường những đứa trẻ nhỏ sẽ nói nguyên nhân thật sư: có thể do áp lực bài vở, cô giáo quá nghiêm khắc, không hòa đông được với bạn bè bị bạn bắt nạt.
  • Cha mẹ có thể xem lại có hay không những biến cố trong gia đình mình gây áp lực cho trẻ như cha mẹ ly hôn, có người chết…
  • Ngoài giờ học cho trẻ hoạt động ngoài trời, vui chơi để giải tỏa stress.
  • Thường xuyên liên hệ với cô giáo để biết tình trạng của con.
  • Ba mẹ luôn đồng hành cùng con trong việc học, tạo cho con cảm giác luôn có ba mẹ ở bên.
  • Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc, chuyên viên tâm lý, gia đình, thầy cô giáo và trẻ trong tiến trình trị liệu.
  • Phương pháp tiếp cận trị liệu phải mềm dẻo linh hoạt nhưng phải cương quyết và dứt khoát.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng đến sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo