6 năm học lớp 1, tương lai nào cho em!

Thời gian gần đây dư luận xôn xao về việc một em trai học 6 năm liền học lớp 1 ở Hiệp Hòa, Bắc Giang. Đã 12 tuổi nhưng em không biết đếm từ 1 đến 40. Nhìn em to cao, khỏe mạnh, nhanh nhẹn mà ngờ nghệch, khờ khạo như trẻ lên 5 mà ai nhìn thấy cũng không khỏi xót xa. Trẻ khuyết tật về thể chất đang dần có những nhận biết rất rõ và có sự chủ động hòa nhập vào cộng đồng. Nhưng trẻ khuyết tật về trí tuệ gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi. Riêng việc xác định và chấp nhận con mình là khuyết tật trí tuệ đã không đơn giản với mỗi gia đình. 

Chậm phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi sự giảm đáng kể trong các hoạt động trí tuệ (thường chỉ số (IQ<70-75) kết hợp với những hạn chế của > 2 trong số những điều sau đây: Giao tiếp, tự định hướng, kỹ năng xã hội, tự chăm sóc bản thân, sử dụng các nguồn giao tiếp và duy trì an toàn cá nhân. Chậm phát triển trí tuệ được coi là rối loạn phát triển thần kinh.

Nguyên nhân

Giai đoạn trước sinh

  • Một số bất thường nhiễm sắc thể và rối loạn chuyển hóa di truyền và thần kinh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ 
  • Nhiễm trùng bẩm sinh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ bao gồm bệnh rubella và các bệnh do CMV, Toxoplasma gondii,Treponema pallidum
  • Tiếp xúc với thuốc độc và chất độc trước khi sinh ó thể gây ra chậm phát triển trí tuệ bao gồm bệnh rubella và các bệnh do CMV, Toxoplasma gondii,Treponema pallidum
  • Suy dinh dưỡng trầm trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Giai đoạn chu sinh

  • Các biến chứng liên quan đến trẻ đẻ non.
  • Xuất huyết CNS.
  • Hoại tử trắng quanh não thất.
  • Đẻ ngôi mông hoặc forcep, đa thai tiền đạo.
  • Tiền sản giật và ngạt chu sinh có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. 
  • Tăng nguy cơ trong trường hợp trẻ nhỏ so với tuổi thai; giảm trí tuệ và giảm cân có cùng các nguyên nhân. 
  • Trẻ nhẹ cân và cực kỳ nhẹ cân có nhiều nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ, tùy theo tuổi thai, các sự kiện chu sinh và chất lượng chăm sóc.

Giai đoạn sau sinh

  • Suy dinh dưỡng
  • Môi trường sống thiếu thốn (thiếu sự hỗ trợ về thể chất, cảm xúc và nhận thức cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và thích nghi xã hội) khi trẻ < 1 tuổi và giai đoạn đầu thời thơ ấu có thể là những nguyên nhân phổ biến nhất của chậm phát triển trí tuệ trên toàn thế giới.
  •  Viêm não do virus và vi khuẩn (bao gồm bệnh thần kinh đệm liên quan đến AIDS) và viêm màng não (ví dụ nhiễm khuẩn do phế cầu, Haemophilus influenzae ), 
  • Ngộ độc (ví dụ chì, thủy ngân).
  • Chấn thương ở đầu hoặc ngạt có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

Các mức độ của Chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển mức độ nhẹ

  • Có khoảng 80% bé bị chậm trí tuệ rơi vào loại này.
  • Chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 50 – 75 và bé có thể theo học tiểu học.
  • Những bé gặp phải khuyết tật này thường mất khá nhiều thời gian để học kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được giáo dục đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt với người khác.
  • Một số đặc điểm phổ biến là trẻ gặp khó khăn với việc viết và đọc, trẻ không thể đưa ra quyết định.
  • Khi lớn lên, trẻ có thể tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng. 

Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình

  • Có khoảng 10% trẻ chậm trí thuộc loại này.
  • IQ của trẻ là từ 35 – 55.
  • Trẻ có thể tự thực hiện các công việc cá nhân như tắm, ăn và đi vệ sinh với sự hướng dẫn của bố mẹ.
  • Trẻ có thể học viết, đọc và đếm cơ bản.
  • Trẻ học khá chậm nhưng vẫn có thể làm được một số công việc đơn giản.
  • Khi lớn lên, trẻ thường sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và trông nom. 

Chậm phát triển mức độ nặng

  • Khoảng 3 – 5% trẻ bị khuyết tật trí tuệ rơi vào nhóm này với IQ từ 20 – 40.
  • Trẻ có thể học được một số kỹ năng cơ bản để chăm sóc bản thân và kỹ năng giao tiếp.
  • Khi lớn lên, trẻ có thể sống tại các nhà tập thể có giám sát. 

Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt

  • Chỉ 1 – 2% trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào nhóm này.
  • IQ của trẻ nằm dưới 20 – 25.
  • Trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và kỹ năng tự chăm sóc bản thân với sự hỗ trợ của người lớn.
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh và cần sự theo dõi, giúp đỡ thường xuyên.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

  • Trẻ không đạt được các cột mốc phát triển bình thường
  • Biết ngồi, đi bộ hoặc bò khá trễ
  • Không nói rõ ràng
  • Không thể ghi nhớ
  • Không thể hiểu những điều đơn giản
  • Không thể suy nghĩ logic
  • Gặp khó khăn trong học tập
  • Cư xử như trẻ nhỏ đối với một số bé dù đã lớn
  • Không thể tự quyết định
  • Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn.

Điều cơ bản nhất đối với chứng chậm phát triển cũng như đối với bất kỳ bệnh nào đều cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trước hết khi cha mẹ thấy trẻ có một số các dấu hiệu trên thì nên đưa trẻ đến các chuyên khoa về tâm thần để được thăm khám. Các bác sí sẽ dùng các phương pháp để kiểm tra các nguyên nhân gây bệnh. 

Đối với các trường hợp nghi ngờ, cần đánh giá sự phát triển và trí thông minh của trẻ, đặc biệt ở giai đoạn sớm đầu đời hoặc khi đi học. Các test tiêu chuẩn về trí tuệ có thể đo khả năng phát triển trí tuệ của trẻ 

Biện pháp

Để chăm sóc và nuôi dưỡng, dạy dỗ một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ là khá khó khăn. Nên có sự kết hợp của ba mẹ và các tổ chức chức năng. 

Đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt

  • Nên đưa trẻ đi học tại các trung tâm tâm lý, trung tâm can thiệp giáo dục đặc biệt.
  • Tại đây trẻ sẽ được các chuyên gia sức khỏe tâm thần đánh giá đúng mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ và có những hướng dẫn can thiệp đặc biệt. 
  • Giáo viên dạy trẻ chậm phát triển thường được cho rằng phải có đầy đủ các yếu tố như: kiên trì, nhiệt huyết với trẻ; có tri thức chuyên môn cứng cỏi; bàn tay khéo léo để vận dụng thực tế và cải tạo môi trường.
  • Các phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển ở các trường đặc biệt bao gồm: phương pháp làm mẫu, phương pháp dùng lời đàm thoại, phương pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phương pháp động viên khuyến khích, cho trẻ thực hành trong thực tế, phương pháp chăm sóc cá biệt, phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ…
  • Sau khi trẻ đã có nhiều tiến triển sẽ cho trẻ hòa nhập tham gia học cùng với trẻ bình thường. Nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ trẻ để phần nào trẻ sẽ bắt kịp với các trẻ khác. 
  • Vì chương trình học là nặng so với trẻ chậm phát triển. Nên cũng xin có sự đặc cách để những trẻ này được giảm tải chương trình học.
  • Bản thân Tìm hiểu thông tin về tình trạng khuyết tật trí tuệ thông qua nhiều nguồn khác nhau để biết được cách nuôi dạy hiệu quả nhất.
  • Tham gia vào cộng đồng hoặc nhóm bố mẹ có chung hoàn cảnh. Gặp những bố mẹ này, bạn có thể nhận được lời khuyên tốt nhất và được hỗ trợ tinh thần.

Dạy con tại nhà

Cha mẹ có vai trò chính yếu và đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của trẻ chậm phát triển trí tuệ:

  • Củng cố những gì con học được ở trung tâm. Đồng thời dạy con những thứ mới mẻ để con có kiến thức phong phú.
  • Nguyên tắc trong dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là dạy con liên tục, lặp đi lặp lại, kiên trì.
  • Dạy con mọi lúc mọi nơi, mọi thứ như : Dạy nói, hành xử, kỹ năng.
  • Khuyến khích trẻ thử những điều mới trong cuộc sống. Không bao giờ la mắng khi trẻ làm điều gì đó không tốt. Bạn nên khuyến khích tính độc lập của trẻ và để bé học những kỹ năng mới từ từ. Đưa cho trẻ những hướng dẫn cần thiết. Nếu trẻ làm tốt hãy khen và động viên. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực thực hiện những hoạt động này.
  • Với trẻ chậm phát triển trí tuệ nên tạo môi trường gia đình ngăn nắp, sinh hoạt ổn định.
  • Bố mẹ cho con kết hợp vận động tinh với vận động thô.
  • Chú ý đến các hành vi hung hăng của trẻ. Nếu được, hãy đưa trẻ đến chuyên gia để giúp trẻ vượt qua cảm giác tức giận, thất vọng và cảm thấy tự hào về chính mình.

Chậm phát triển trí tuệ là chứng rối loạn thần kinh. Nó sẽ không chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu được can thiệp sớm và đúng nguyên nhân, trẻ hoàn toàn có thể hòa nhập được cộng đồng.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo