Dạy trẻ chậm nói là công việc không hề dễ dàng và đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ. Bên cạnh việc can thiệp cho trẻ tại trung tâm Giáo dục Đặc biệt, cha mẹ hãy “Cùng con học nói tại nhà”. Để cơ hội tiến bộ của con tốt hơn và nhanh chóng hơn. (Để hiểu hơn về mức độ phát triển ngôn ngữ của bé yêu, quý phụ huynh hãy làm bài test MIỄN PHÍ tại đây: https://ck.youcare.vn/sl/sMFfjj )
9 nguyên tắc giúp con học nói
Dưới đây là 9 nguyên tắc và phương pháp vô cùng dễ thực hiện nhưng rất hiệu quả giúp trẻ học nói, cha mẹ có thể áp dụng ngay hôm nay:
. Khi đưa ra yêu cầu với trẻ, người lớn cần nói đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ, trong tình huống, cha mẹ yêu cầu trẻ cất xe ô tô đồ chơi. Thay vì nói dài dòng: “An, con cất ô tô lên bàn để lại ăn cơm nào”. Cha mẹ hãy nói ngắn gọn, đi vào trọng tâm: “An, cất ô tô lên bàn” (có thể mẹ kết hợp với chỉ tay nếu khả năng hiểu của trẻ còn yếu).
. Khi nói hoặc đưa ra yêu cầu, người lớn cần ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ. Mặt đối mặt. Nếu trẻ không nhìn bạn, hãy gọi tên trẻ/ vỗ vai trẻ. Nếu bạn quá cao thì có thể ngồi xuống hay chùng người xuống (làm thế nào phải Mặt đối Mặt với trẻ).
. Cần cho trẻ nghe nhiều, cung cấp vốn từ cho trẻ mỗi ngày. Bằng cách cha mẹ hãy “nói những gì trẻ đang làm. Ví dụ: Khi trẻ đang chơi với chiếc ô tô. Mẹ vừa chơi với con, vừa quan sát hành động của con, vừa nói: “À, An đang chơi ô tô”; “ô tô màu đỏ”, “À, An đẩy xe đi. Zìn zìn, beep beep”,… Hoạt động cần được diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại cho trẻ.
. Dạy trẻ biết chỉ ngón tay (trước khi dạy con học nói). Ví dụ: Khi muốn uống sữa, trẻ có xu hướng kéo tay mẹ đến bàn để lấy sữa. Nếu mẹ không hiểu ý, trẻ thường sẽ khóc, ăn vạ. Lúc này, cha mẹ không nên đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ. Cha mẹ hãy tận dụng cơ hội này để dạy con dùng ngón tay trỏ để chỉ vào hộp sữa. Hoặc bước đầu dạy con nói “ạ”, “sữa”,… rồi mới đưa sữa cho con (dựa vào mức độ hiện tại của con để lựa chọn hình thức phù hợp). (Trong trường hợp, nếu ta đáp ứng ngay thì trẻ sẽ hiểu rằng không cần phải nói mà chỉ cần khóc lóc ăn vạ hay kéo tay người khác là sẽ có được điều con muốn).
BrainCare đồng hành cùng cha mẹ và các bạn
Tìm hiểu thêm: Con lên 3 tuổi, có những “ương bướng” gì?
(5 nguyên tắc còn lại, cha mẹ cùng đồng hành ở bài viết tiếp theo nhé).
BrainCare kính chúc trong thời gian ngắn nhất, tiếng gọi “bố ơi”, “mẹ ơi” sẽ được cất lên từ chính bé yêu nhà mình.
Bất cứ khi nào cảm thấy cần hỗ trợ, cần đánh giá ngôn ngữ trực tiếp cho con, cha mẹ đừng quên BrainCare luôn ở đây, sẵn sàng đồng hành giúp đỡ cha mẹ và bé trong hành trình này nhé!.
Đánh giá và can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Đăng ký tư vấn