Chiến lược ngang tầm mắt

Bố mẹ khi nghe tư vấn: “Dạ, mẹ hiểu rồi cô. Về mẹ sẽ làm theo và gửi cô video cách mẹ thực hiện.”

Cô: Rất tin tưởng phụ huynh đã hiểu và làm tốt. Nhưng kết quả thật sự chưa thỏa đáng với những gì cô mong đợi.

Nội dung video mẹ gửi đến cô: “Mẹ luôn yêu cầu con nhìn mẹ. Mẹ và con cùng ngồi ghế có độ cao như nhau, con luôn phải ngửa cổ lên để nhìn mẹ (nếu có nhu cầu), mẹ dùng tay xoay mặt con nhìn vào mặt mẹ (trẻ không tình nguyện), con luôn ở tư thế “với” khi thực hiện chiến lược “ngang tầm mắt”. Những nội dung trên mẹ đã làm cho chiến lược ngang tầm mắt đi xa ngoài tầng nghĩa của chiến lược ạ. Ở đây có phụ huynh nào áp dụng chiến lược theo cách trên không?.

Về mặt lí thuyết chiến lược ngang tầm mắt tức là: Trẻ nhìn được nét mặt, ánh mắt cử động miệng của bạn khi nói, giao tiếp với trẻ.

Chiến lược này đặc biệt quan trọng khi trẻ bắt đầu thiết lập giao tiếp và tương tác với người khác. Khi trẻ và người giao tiếp ở tư thế ngang tầm mắt trẻ sẽ nhận được rất nhiều nội dung quan trọng như:

  • Nhận được những tín hiệu giao tiếp.
  • Khi trẻ quan sát được bằng mắt trẻ đồng thời có thêm thông tin để giải thích nghĩa cho lời nói và hành động của chúng ta..
Với các bé tự kỷ thường cảm thấy khó khăn để hiểu được sự tinh tế của những biểu hiện trên khuôn mặt, do đó, việc giữ mình ở tư thế ngang tầm với mắt trẻ là rất quan trọng. Khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ của bạn có thể mang đến nhiều gợi ý nhất cho bé, giúp bé hiểu được ý nghĩa của cuộc giao tiếp.
Ngang tầm mắt là tiền đề quan trọng để thiết lập giao tiếp và phát triển rất nhiều các kĩ năng khác của trẻ.
Về nội dung khi thực hiện chiến lược bố mẹ cần chú đảm bảo những tín hiệu thông tin ngang tầm quan sát và khả năng của trẻ bằng cách:
Ngồi dưới sàn hoặc trên ghế cùng tầm với trẻ.
Hạ thấp người mình xuống để ngang tầm mắt của trẻ.
Tối đa hóa việc tiếp xúc mắt – nhìn vào mặt.
Khen trẻ “Con làm giỏi lắm” nếu trẻ nhìn vào mặt/ mắt bạn khi giao tiếp.
Trong các hoạt động hàng ngày như lúc trẻ chơi, lúc trẻ ăn, lúc trẻ tắm hãy tối đa việc các nội dung bạn nói đều “ngang” tầm quan sát của trẻ.
Ngang tầm mắt bao gồm cả ngang tầm khả năng và nhu cầu của trẻ.
Lưu ý:
  • Với trẻ gặp rối loạn thị giác, một số trẻ có thể né tránh việc nhìn trực tiếp vào mắt của bạn (trẻ sợ nhìn vào mắt người khác) vì thế bố mẹ hãy quan sát thật kĩ những thông tin phản hồi của trẻ khi áp dụng chiến lược này nhé.
  • Khi thực hiện chiến lược ngang tầm mắt, bố mẹ là người chủ động tạo ra “ngang tầm mắt” đúng nghĩa với trẻ. Cần áp dụng đồng thời chiến lược nương theo trẻ để đạt được hiệu quả cao nhất. Bố mẹ hãy hiểu đúng và áp dụng thành công chiến lược với bé nhà mình nhé.
Sưu tầm

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo