Vì sao trẻ VIP thích chơi tay vẫy vẫy trước mắt? Và cách giúp trẻ VIP bỏ hành vi này. Các mom cùng mình phân tính vấn đề này nhé.
———
1. Thứ nhất mình khẳng định ĐÂY LÀ 1 TRÒ CHƠI GIÁC QUAN
- Bố mẹ hãy thử dùng tay mình vẫy vẫy đưa qua đưa lại trước mắt các vị trí xa gần trước mắt giống trẻ VIP quan sát và cảm nhận nhé: Chắc chắc khi làm thế trước mắt vip có sự chuyển động của ánh sáng khá thú vị khiến ai cũng có sự tò mò. VIP cũng thích được quan sát cái này và chắc chắn do 1 lần vô tình đưa tay trước mắt và thấy hiện tượng này nên VIP biết chơi kiểu này. Bạn đã biết về tự kỷ, “click ngay”.
- Do đó mình khẳng định trẻ Vip vẫy tay trước mắt gần sát mắt là hành động chơi của vip. Đây là cách chơi giác quan của tất các các trẻ được sinh ra. Trẻ thường hay vip thì cũng đều trải giai đoạn chơi giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác…), tuy nhiên quá trình chơi này của trẻ thường diễn ra chỉ 1 thời gian ngắn, còn trẻ vip thường bị kéo dài hơn so với trẻ thường.
- Đọc thêm: Trẻ tự kỷ rối loạn xử lý cảm giác.
2. Tại sao vip là chơi trò giác quan này mãi không chán
- Trẻ có rối loạn giác quan (quá hay hoặc quá trơ với 1 số giác quan) ví dụ: Trẻ nhạy cảm với ánh sáng sẽ rất sợ ánh sáng mạnh, thích quan sát sự chuyển động của ánh sáng bằng cách vẫy tay trước mắt cự ly gần, đóng mở cửa để quan sát sự thay đổi của anh sáng. Đối với âm thanh cũng tương tự.
- Trẻ mức độ hiểu thấp, nhận thức kém chưa biết cách chơi: Trẻ ít có khả năng tự chơi, chưa chơi đồ chơi đúng cách. Do không biết chơi nên thời gian rảnh rỗi nhiều nên trẻ có nhiều thời gian chơi ngồi vô thức hoặc chơi giác quan cho đỡ chán.
- Trẻ bất an cũng hay chơi giác quan.
- Có thể bố mẹ cần: Phát triển ngôn ngữ thông qua chơi.
3. Làm cách nào để trẻ hết chơi giác quan.
- Tăng nhận thức cho trẻ bằng cách giúp trẻ nhận biết được kiến thức cơ bản về tên gọi, chức năng, dạy trẻ cách chơi đơn giản thao tác trên đồ chơi, tạo động lực vui vẻ vừa học vừa chơi, phải làm sao cho trẻ chơi được nhiều trò khác vui vẻ hơn rất nhiều lần trò chơi giác quan. Đồng thời kết hợp giải mẫn cảm giác quan cho trẻ qua các trò chơi, hoạt động. Ví dụ: trẻ quá nhạy và thích chơi trò ánh sáng em thường hay cho trẻ chơi trò chơi liên quan tới ánh sáng như chơi đèn pin, thắp nến trong đêm…. Hoặc trẻ quá nhậy ánh sáng sợ ánh sáng mạnh ví dụ trẻ sợ nến sinh nhật. Thì sẽ thường xuyên cho thắp nến ở mức độ xa, mỗi ngày nhích lại gần kèm hát hò…. đến khi nào trẻ chấp nhận là mình đã thành công. Riêng về giải mẫn cảm giác quan thì hơi vất vả và cần thời gian, nhưng kiên trì và liên tục thì chắc chắn đạt hiệu quả. Chúc các mẹ thành công việc giúp trẻ loại bỏ hành vi chơi giác quan.
- Viết phức tạp vậy nhưng thực ra đơn giản là các bố mẹ hãy dạy con chơi vui vẻ nhiều hoạt động khác, ít thời gian rảnh rỗi, giải mẫn cảm giác quan hàng ngày chắc chắn bé sẽ hết chơi giác quan. Hy vọng bài viết của em có ích cho các bố mẹ ạ.
- Click ngay: Dạy trẻ tự kỷ tại nhà thế nào để đạt hiệu quả?
Nguồn: Sưu tầm
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn