Xin gửi ngàn lời yêu thương tới các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ. Chúc bố mẹ luôn mạnh mẽ để chiến thắng mọi khó khăn và mãi luôn đồng hành cùng các con của mình.
Có bao giờ bố mẹ đã rơi vào trạng thái bất lực, chán nản, không có chút động lực nào trong việc nuôi dạy con chưa? Nhiều bố mẹ luôn nói rằng: “Bố mẹ dạy con rồi mà con không hợp tác, con không chú ý và không chịu làm theo. Con có nói, có giao tiếp nhưng ít lắm cô ạ!”. Một câu hỏi đặt ra là: “Vậy bố mẹ có biết giao tiếp gồm mấy giai đoạn và bé nhà mình đang đạt ở giai đoạn nào không?”. Nếu bố mẹ nắm bắt được điều này, bố mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hiểu những đặc điểm của con, lượng giá được con đã và chưa đạt được những đặc điểm nào so với độ tuổi, khả năng, nhu cầu của con ở từng độ tuổi sẽ như thế nào,… Từ đó bố mẹ sẽ tìm ra cách hướng dẫn và nội dung tương tác phù hợp với con nhé. Và bây giờ, bố mẹ hãy đồng hành cùng Braincare đi tìm ẩn số và lật mở từng mảnh ghép ngôi nhà giao tiếp của trẻ nhé!
Giai đoạn 1: Giai đoạn trẻ giao tiếp chưa chú ý
Là giai đoạn trẻ quan tâm chú ý đến các kích thích từ môi trường xung quanh như: tiếng của người chăm sóc, tiếng âm thanh của đồ vật, tiếng kêu của con vật.
Ngôn ngữ hiểu bao gồm:
+ Nhìn khi bạn nói cười.
+ Đôi khi phản ứng khi được gọi tên.
+Quay về hướng có âm thanh.
+ Nhận ra giọng nói quen thuộc.
+ Hiểu các cử chỉ quen thuộc như “bye bye”, “không”.
Ngôn ngữ diễn đạt (hiểu nôm na là ngôn ngữ nói) bao gồm:
+ Tiếng khóc khác nhau khi đói, đau, mệt.
+ Nhìn vào người/ vật mà trẻ thích
+ Chơi với âm thanh tạo ra từ miệng: phun mưa, “ê, aa”
+ Tạo âm “ aa, măm măm,baba,…” khi hóng chuyện.
+ Bắt chước âm thanh được nghe hoặc những hoạt động đơn giản.
+ Nhắm mắt hoặc lắc đầu khi trẻ không muốn.
Bạn đọc đã biết: Trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói do phổ tự kỷ.
Giai đoạn 2: Giai đoạn trẻ giao tiếp chú ý
Là giai đoạn trẻ hiểu các từ trong bối cảnh. Sử dụng nhiều hơn cử chỉ điệu bộ, bắt đầu giao tiếp và bắt chước tạo ra âm thanh giống như từ. Chủ động khởi đầu giao tiếp và kết thúc cuộc giao tiếp với người khác.
Ngôn ngữ hiểu bao gồm:
+ Đáp ứng khi được gọi tên.
+ Hiểu được các từ chỉ các đồ vật quen thuộc.
+ Đáp ứng câu hỏi “Ai? ” “Cái gì?”.
+ Hiểu yêu cầu một thành phần kèm cử chỉ điệu bộ “lại đây” “tạm biệt”.
+ Hiểu từ “ cho” và dừng lại nhiều lần khi nghe từ “không”.
Ngôn ngữ diễn đạt bao gồm:
+ Kéo tay người lớn đến vật mà trẻ muốn.
+ Nhìn, chỉ về phía có đồ trẻ muốn và nhìn bạn.
+ Yêu cầu bằng cách, nhìn cười cử động cơ thể tạo ra âm thanh.
+ Bập bẹ các âm giống nhau như bababa, măm măm.
+ Các âm thanh như “ma ma” xuất hiện đúng tình huống hơn (trẻ muốn gọi mẹ).
+ Tạo ra âm thanh các âm vần đuôi như các từ quen thuộc như ước (nước), ơm (cơm).
+ Dùng cử chỉ như lắc đầu từ chối, gật dầu đồng ý, vẫy tay là bye bye.
Giai đoạn 3: Giai đoạn trẻ nói từ đơn
Là giai đoạn trẻ hiểu từ khóa trong một câu ở bối cảnh quen thuộc. Sử dụng từ đơn nhiều hơn để diễn đạt nhu cầu cá nhân.
Ngôn ngữ hiểu bao gồm:
+ Biết bộ phận cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay , chân,…hay bộ phận đồ dùng : nắp lọ, nắp chai…
+ Hiểu thêm từ mới mỗi tuần.
+ Hiểu mệnh lệnh, ví dụ: Con ăn cơm, Bin cất balo đi.
+ Làm theo yêu cầu không kèm cử chi.
+Hiểu câu hỏi: Có / không.
+ Biết tên nhiều người thân quen thuộc, tên đồ vật, con vật…
Ngôn ngữ diễn đạt:
+ Dùng lời nói nhiều hơn.
+ Bắt chước âm thanh, tiếng kêu con vật, tiếng còi xe “tutu xình xịch”, “beep beep”,…
+ Bắt chước nói theo từ.
+ Dùng từ 3-50 từ.
+ Sử dụng động từ.
+ Chỉ đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu.
+ Đưa ra yêu cầu bằng cách dùng cử chỉ, từ ngữ.
+ Dùng nhiều cử chỉ, từ ngữ.
Đọc thêm: Tại sao trẻ chậm nói?
Giai đoạn 4: Giai đoạn trẻ nói từ kết hợp câu
Là giai đoạn trẻ bắt đầu nói từ đôi, các câu ngắn trong giao tiếp với nhiều loại từ vựng trong các tình huống khác nhau.
Ngôn ngữ hiểu:
+ Hiểu thêm nhiều từ mới mỗi ngày.
+Có thể hiểu được câu: “Ở đâu? Khi nào? Tại sao?”.
+ Làm theo yêu cầu hai thành phần, ví dụ: “Bi, mở cửa và lại ăn cơm”.
+ Biết nhiều bộ phận cơ thể hơn.
+ Hiểu đại từ chỉ vật sở hữu “của”.
+ Hiểu giới từ và tính từ như: trong/ ngoài, trên/ dưới, trước/ sau.
+ Hiểu được câu chuyện đơn giản, có thể trả lời được những thông tin cơ bản khi được hỏi.
Ngôn ngữ diễn đạt:
+ Nói được ít nhất 50 từ.
+ Biết đặt hoặc trả lời các câu hỏi : ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào?.
+ Nói câu 2-3 từ.
+ Dùng tên riêng khi nói về mình.
+ Sử dụng đại từ sở hữu khi nói về đồ vật, ví dụ: áo của mẹ, bánh của Gấu, ô tô của Gấu,…
+ Sử dụng một vài tính từ như: bẩn, sạch,…
+ Nói về chuyện đã xảy ra hoặc sắp xảy ra.
+ Biết bày tỏ cảm xúc, giả vờ.
Hiểu được đặc điểm ngôn ngữ của con theo từng giai đoạn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tương tác với con, phát triển ngôn ngữ cho con. Trẻ tích lũy vốn từ dần dần, tích lũy từ những môi trường xung quanh. Vì thế bố mẹ hãy tương tác với con thật nhiều, trò chuyện với con ngay cả lúc tắm cho con, lúc con đi ngủ,… Sự kiên trì và tình yêu thương của bố mẹ chính là nguồn động lực to lớn của con. Chúc các thiên thần nhỏ ngày một tiến bộ.
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng kí tư vấn