Trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói do phổ tự kỷ?

Bạn đang lo lắng khi con chậm nói hơn các bạn cùng trang lứa? 

Bạn sợ con mắc hội chứng chậm nói do Tự kỷ?

Xin bạn hãy bình tĩnh, mọi băn khoăn của cha mẹ sẽ được giải đáp ngay sau đây qua 12 đặc điểm phân biệt trẻ Chậm nói đơn thuần và trẻ Chậm nói do Tự kỷ.

Chậm nói là dấu hiệu của Tự kỷ nhưng không phải tất cả những trẻ Chậm nói đều Tự kỷ. Trẻ Chậm nói đơn thuần có thể hiểu được lời nói của mọi người, bày tỏ nhu cầu mong muốn của bản thân qua cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể. Trẻ Tự kỷ do rối loạn trong cấu trúc não bộ thường nghe hiểu kém, không thực hiện được một số mệnh lệnh và khó khăn khi diễn đạt.

Sau đây là 12 đặc diểm phân biệt trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói tự kỷ:

Ánh mắt

  • Trẻ chậm nói đơn thuần thường chăm chú nhìn khi được hỏi chuyện. Ngược lại trẻ tự kỷ thì lơ đãng không tập trung khi giao tiếp với bé.

Nụ cười đáp ứng

  • Trẻ chậm nói đơn thuần thường có nụ cười đáp ứng. Trẻ tự kỷ rất hiếm hoi có nụ cười đáp ứng, trẻ chỉ cười khi bị tạo ra cảm giác nhột, cảm giác mạnh, cười vô cớ, cười lớn, cười không đúng tình huống.

Phản ứng với tên gọi

  • Sự đáp ứng với tên gọi của trẻ chậm nói đơn thuần nhiều hơn so với trẻ tự kỷ.

Ngôn ngữ nói

  • Chậm nói đơn thuần là chậm nói mà không đi kèm với các hành vi khác.

Ăn vạ

  • Ăn vạ là tâm lý lứa tuổi, cả 2 đối tượng này đều hay ăn vạ. Nhưng ở trẻ rối loạn phổ Tự kỷ sự gào khóc nghê gớm hơn, nghe tiếng khóc cũng khác thường hơn.

Sử dụng ngón trỏ và dõi theo ngón trỏ

  • Trẻ bị rối loạn tự kỷ ít dùng ngón trỏ và ánh mắt dõi theo vật. Trẻ chậm nói thì biết sử dụng ngón trỏ để chỉ vào vật trẻ thích.

Tương tác và chơi đùa

  • Trẻ chậm nói đơn thuần thích tương tác chơi đùa. Ngược lại trẻ tự kỷ hầu như thờ ơ và đặc biệt trẻ thích tương tác với đồ vật hơn là với người.

Nghe hiểu và thực hiện mệnh lệnh

  • Trẻ chậm nói dễ dàng nghe hiểu làm theo. Trẻ Tự kỷ khó đáp ứng việc làm theo yêu cầu.

Hành vi

  • Trẻ có rối loạn tự kỷ có hành vi đặc trưng, chơi lâu và thường xuyên kèm với biểu hiện mất tập trung.

Kết bạn

  • Trẻ chậm nói ngồi điềm tĩnh nghe cô giảng và chơi chung với các bạn. Trẻ tự kỷ tách mình riêng, hoặc không tập trung.

Khả năng tập trung chú ý

  • Trẻ Chậm nói đơn thuần khả năng tập trung cao hơn khi nghe cô giảng, nghe người khác nói. Ngược lại ở trẻ Tự kỷ là sự mất tập trung, không để ý vào việc được yêu cầu, không bắt chước làm theo những điều được yêu cầu.

Bắt chước làm theo

  • Trẻ Chậm nói khả năng bắt trước làm theo tốt hơn trẻ Tự kỷ.
  • Hi vọng với những tổng kết ở trên có thể giúp cha mẹ phần nào trong việc xác định đúng tình trạng của con mình.

Vậy cha mẹ phải làm gì?

  • Trước hết Cha mẹ cần Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở trẻ. việc phát triển sớm sẽ giúp tình trạng bệnh của trẻ sẽ giảm đi rất nhiều đối với trẻ Tự kỷ. Đối với trẻ Chậm nói đơn thuần việc can thiệp sớm về Ngôn ngữ giúp trẻ không mất Giai đoạn vàng trong phát triển ngôn ngữ, ảnh hưởng đến việc tiếp thu Ngôn ngữ về sau của trẻ.
  • Để đánh giá trẻ được chính xác cần chuyên gia thực hiện các bài test, nên đưa trẻ đến các Trung tâm tâm lý trẻ em, Phòng khám tâm lý để được kiểm tra và tư vấn hướng can thiệp sớm cho trẻ. 
  • Thêm nữa, cha mẹ tuyệt đối không vì con Chậm nói mà có tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, giấu bệnh của con, không cho con tiếp xúc với mọi người xung quanh. Điều đó càng làm tình trạng con nặng lên và can thiệp càng khó khăn hơn. Cha mẹ tích cực cho trẻ hoà nhâp với bạn bè, với môi trường xung quanh: Đi nhà trẻ, chơi trẻ con hàng xóm…
  • Việc chăm sóc một đứa trẻ Chậm nói đơn thuần hay tự kỷ, đòi hỏi cha mẹ phải rất kiên trì và đặc biệt hiểu biết. Cha mẹ cần Tham gia các khoá học về nuôi dạy con, nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của những người thân để có thời gian và tâm lý thật sẵn sàng để chăm sóc trẻ.

Tự kỷ là rối loạn đến nay khoa học chưa tìm ra Nguyên nhân. Nhưng cha mẹ có con mắc tự kỷ cũng không nên bi quan. Vì bản thân những trẻ tự kỷ nếu được chăm sóc và nuôi dạy tốt chúng cũng sẽ sống, sinh hoạt cơ bản như trẻ bình thường. Và sự thật là bản thân những đứa trẻ đặc biệt này chúng lại có thiên hướng đặc biệt về lĩnh vực nào đó. Việc của cha mẹ là tìm ra thiên hướng đó để trẻ phát huy hết tố chất của mình.

Chúc ba mẹ và các bé nhiều sức khoẻ!

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo