Chơi trị liệu – Phương pháp hiệu quả

Chơi trị liệu (Play therapy) được Hiệp hội Chơi trị liệu (Hoa Kỳ) định nghĩa là “việc sử dụng một cách có hệ thống mô hình lý thuyết để thiết lập một quy trình giữa các cá nhân, trong đó các Nhà trị liệu chơi được đào tạo để sử dụng các năng lực trị liệu của trò chơi, thông qua đó giúp thân chủ ngăn ngừa hoặc giải quyết các khó khăn tâm lý xã hội, đạt được sự tăng trưởng và phát triển tối ưu”.

Trị liệu bằng phương pháp chơi chỉ nên được cung cấp bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần có trình độ sau đại học, những người đã đáp ứng yêu cầu về giáo dục, có giấy phép hành nghề và được giám sát chuyên biệt bổ sung dành riêng cho liệu pháp này.

Con bạn có đang Chậm nói không? Nếu có, hãy tham khảo thêm về vấn đề này tại đây nhé!

Chơi trị liệu không chỉ là chơi

  • Trị liệu bằng phương pháp chơi không giống như những trò chơi thông thường. Nếu vui chơi tự phát là một phần tự nhiên và thiết yếu của quá trình phát triển, Chơi trị liệu là một cách tiếp cận có hệ thống và nhằm mục đích trị liệu. Liệu pháp Chơi kết hợp ngày càng nhiều các phương pháp và kỹ thuật dựa trên bằng chứng (Samhsa, 2014) và chỉ nên được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo đặc biệt.

Chơi trị liệu hiện tại cũng được chia thành 2 kiểu tiếp cận chính:

  • Liệu pháp chơi có dẫn dắt, điều hướng: Với liệu pháp này, nhà trị liệu sẽ dẫn dắt trẻ thông qua các hoạt động chơi có hướng dẫn. Họ thường đưa ra những hướng dẫn cụ thể và giám sát đứa trẻ khi chúng thực hiện những hoạt động trong phiên làm việc.
  • Liệu pháp chơi phi điều hướng, không dẫn dắt: Liệu pháp chơi này tận dụng và tạo ra môi trường trị liệu ít kiểm soát hơn. Nhà trị liệu sẽ hạn chế can thiệp vào sự lựa chọn của trẻ, để trẻ chủ động dẫn dắt và tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà trẻ muốn.

Một số kiểu chơi thường thấy trong Chơi trị liệu:

  • Tưởng tượng sáng tạo
  • Kể chuyện
  • Nhập vai
  • Điện thoại đồ chơi
  • Con rối, thú nhồi bông và mặt nạ
  • Búp bê, nhân vật hành động
  • Nghệ thuật và thủ công
  • Chơi với nước và cát
  • Xếp khối và đồ chơi xây dựng
  • Nhảy và chuyển động sáng tạo
  • Âm nhạc

Đọc thêm: Dạy trẻ tự kỷ bắt chước và chơi giả vờ

Nguồn tham khảo – Tổng hợp và lược dịch bởi Cộng đồng tâm lý:

  1. Association for Play Therapy. Được truy lục từ Clarifying the Use of Play Therapy: https://www.a4pt.org/page/ClarifyingUseofPT…
  2. Ohwovoriole, T. (2021, 8 26). Verywell Mind. Được truy lục từ What Is Play Therapy?: https://www.verywellmind.com/play-therapy-definition…
  3. Pietrangelo, A. (2019, 10 11). Healthline. Được truy lục từ How Play Therapy Treats and Benefits Children and Some Adults: https://www.healthline.com/health/play-therapy

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Contact Me on Zalo