Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa ở Mỹ năm 2017, trẻ từ 0-6 tuổi dành quá nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại thông minh, máy tính bảng và trò chơi điện tử có nguy cơ cao mắc chứng chậm nói tới 49%.
Đến 2 tuổi, nhiều trẻ không biết nói, không chịu nói và không phản ứng với mọi thứ âm thanh xung quanh. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng con mình rối loạn phổ tự kỷ nhưng khi chẩn đoán đánh giá thì mới hiểu bé chỉ có những khó khăn về ngôn ngữ và làm trì hoãn sự phát triển ngôn ngữ lời nói của trẻ.
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trước năm 3 tuổi và đây cũng là thời kỳ vàng trong việc phát triển ngôn ngữ, hay còn được gọi là giai đoạn “phát cảm ngôn ngữ”. Tuy nhiên, rất nhiều gia đình với tư tưởng chờ đợi “rồi con sẽ biết nói hết”. Hậu quả dẫn đến là chính cha mẹ đã đánh mất “thời gian vàng” của trẻ để phát triển ngôn ngữ, gây khó khăn cho trẻ khi giao tiếp và hòa nhập với cuộc sống khi trẻ lớn lên.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Hiện nay, trẻ chậm nói xuất hiện khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp được những em bé chậm nói trong cuộc sống hàng ngày. Cần nhận biết sớm trẻ chậm nói qua các dấu hiệu sau:
Tuổi |
Dấu hiệu |
2 đến 6 tháng tuổi |
Trẻ không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa (2 tháng), không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh (4 tháng) hoặc không biết tự cười (6 tháng). |
6 đến 12 tháng tuổi |
Trẻ không bập bẹ ê a được từ nào (8 tháng), không phản ứng lại với giọng nói hoặc âm thanh to, không nói được những từ như “ba ba”, “ma ma”, “măm măm”, không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ như “không”, “tạm biệt”. |
12 đến 24 tháng tuổi |
Trẻ không nói được các từ đơn (khoảng 15 tháng), không tìm cách giao tiếp với cha mẹ khi trẻ muốn điều gì đó, không nói được ít nhất 6 từ (khoảng 18 tháng), không dễ học hoặc bắt chước một từ mới (khoảng 19-24 tháng). |
24 đến 30 tháng tuổi |
trẻ không thực hiện theo những chỉ dẫn đơn giản của cha mẹ, không ghép được hai từ để nói, không nói được câu có từ 2-4 từ, không hỏi được người khác những câu đơn giản như “cái gì? Ai đó?….” |
Trẻ 3 tuổi |
Trẻ vẫn đang trong tình trạng tập nói, thường xuyên nói lắp, khó phát âm từ ngữ khiến cho mọi người trong gia đình không thể hiểu lời bé nói. Bé không thể ghép câu hay không hiểu được những câu hỏi. Khi bé ở trong môi trường có nhiều đứa trẻ khác, trẻ có xu hướng thu mình lại và ngại giao tiếp. Luôn cố gắng bám dính lấy bố hoặc mẹ. |
Trẻ 4 tuổi |
Đối với trẻ ở giai đoạn này, trẻ đã có thể giao tiếp thuần thục, rõ ràng và hiểu được hầu hết mọi câu hỏi của người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ chậm nói, phần lớn phụ âm trẻ vẫn chưa thể phát âm được rõ ràng, không thể sử dụng các đại từ nhân xưng đúng cách. Trẻ có nói ngọng, nói lắp, tư duy về ngôn ngữ gặp khó khăn, đặc biệt diễn đạt ý của bản thân. |
Cần làm gì khi trẻ chậm nói
Kiểm tra thính lực và cơ quan cấu âm của trẻ
- Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra về thính lực và cơ quan phát âm của trẻ.
Đánh gía mức độ ngôn ngữ của trẻ
- Sau khi tiến hành đánh giá các vấn đề y khoa tổng quát, hãy liên hệ với một chuyên gia về âm ngữ trị liệu, giáo dục đặc biệt. Họ sẽ thực hiện đánh giá toàn diện về ngôn ngữ của con bạn để xác định xem con bạn có chậm phát triển ngôn ngữ hay không thông qua các thang đánh giá khác nhau.
Can thiệp, điều trị chứng chậm nói
- Sau khi chẩn đoán, kế hoạch điều trị của con bạn có thể sẽ liên quan đến trị liệu âm ngữ, hoặc các vấn đề khác. Các chuyên gia, GV giáo dục sẽ tổ chức các hoạt động để kích thích ngôn ngữ cho trẻ.
- Tiến triển của con bạn sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng và độ tuổi khi can thiệp của trẻ. Một số trẻ bắt kịp các bạn cùng trang lứa và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng về ngôn ngữ trong tương lai. Những đứa trẻ khác gặp khó khăn hơn trong việc khắc phục sự chậm trễ ngôn ngữ. Do đó, càng can thiệp sớm (trước 2 tuổi) thì sự ảnh hưởng do chậm ngôn ngữ càng ít đi và trẻ sẽ có nhiều tiến triển hơn.
Cha mẹ dành thời gian hỗ trợ trẻ
- Tăng cường tương tác và giao tiếp với con: Nói chuyện với bé, hát và khuyến khích trẻ bắt chước âm thanh và cử chỉ.
- Đọc sách và chơi với con của bạn. Bắt đầu đọc cho con nghe khi con bạn còn bé. Tìm những cuốn sách mềm hoặc bảng phù hợp với lứa tuổi hoặc sách tranh khuyến khích trẻ nhìn trong khi bạn đặt tên cho các bức tranh.
- Sử dụng các tình huống hàng ngày. Để phát triển ngôn ngữ và âm lời nói của con bạn, hãy nói theo cách của bạn trong ngày. Đặt tên thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa, giải thích những gì bạn đang làm khi bạn nấu một bữa ăn hoặc dọn phòng, chỉ ra các đồ vật xung quanh nhà. Sử dụng ngôn ngữ theo khả năng hiểu của trẻ.
- Nếu con bạn được chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ, điều quan trọng là bắt đầu điều trị nhanh chóng. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề phát triển khác, chẳng hạn như các vấn đề xã hội, học tập và cảm xúc.
“Ngôn ngữ – sức mạnh của cuộc sống thành công”
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng đến sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn