Có nên cấm trẻ xem tivi, điện thoại, ipab?

  • Ngày nay không khó bắt gặp những đứa trẻ dí mắt vào những chiếc điện thoại, Ipad mà không quan tâm điều gì xảy ra bên ngoài dù đang ở nhà hay ở hàng quán.
  • Nhưng việc cấm trẻ xem hoàn toàn là rất khó, và đâu là giải pháp cho vấn đề này? Thật ra thời đại số mang lại cả cái được và cái mất không chỉ cho người lớn chúng ta mà cả với trẻ nhỏ. Cái được là trẻ có cơ hội tiếp cận giáo dục từ sớm, có đa dạng công cụ giao tiếp và tìm kiếm. Tuy nhiên, khi mà đơn vị gia đình thời đại ngày nay đang dần bị thu hẹp lại và thường chỉ gồm cha mẹ và con cái, khi đó các thiết bị điện tử cũng sớm và dễ dàng xen lấn vào thời gian giao tiếp, trò chuyện của các con mỗi ngày, nếu không được kiểm soát điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
  • Cụ thể, gần đây một nghiên cứu phân tích hệ thống của gần 19.000 trẻ có độ tuổi trung bình 3-4 tuổi của TS. Madigan, ĐH Calgary, Canada đã tìm thấy những trẻ chậm nói có liên quan đến lượng thời gian sử dụng thiết bị màn hình điện tử quá nhiều. 

Vậy, làm sao giúp trẻ phát triển tốt nhất trong thời đại số ngày nay?

  • Câu trả lời không đơn giản chỉ nằm ở việc có nên cấm hay không cấm trẻ dùng thiết bị điện tử, mà nó nằm ở khi nào là nên giới thiệu, và làm sao để cùng trẻ phát triển bền vững nhất.
  • Thực ra, việc giới thiệu các thiết bị điện tử có thể giới thiệu sau 18 tháng tuổi, nhưng cần giới hạn thời gian dưới 1 tiếng/ngày. Trong thời gian này, cha mẹ nên lựa chọn các chương trình mang tính giáo dục để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và quan trọng là cha mẹ nên cùng xem/chơi với trẻ để dễ quản lý thời gian trước màn hình điện tử của trẻ. Đó chỉ là 1 phần của câu trả lời, để tìm câu trả lời đầy đủ, mới đây một báo cáo dài hơn 200 trang từ UNICEF với tiêu đề “trẻ con thời đại số” đã nhấn mạnh 4 yếu tố sau:

Dinh dưỡng

  • Khi nói đến phát triển ngôn ngữ, chúng ta không lạ gì với khái niệm tương tác và yêu thương, tại sao lại có yếu tố dinh dưỡng ở đây? Đó là bởi vì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng ở độ tuổi nhỏ là rất quan trọng cho các kết nối thần kinh hoạt động hiệu quả. Tiếng nói cũng là kết quả của hàng loạt kích thích và dẫn truyền thông qua tế bào thần kinh đến các cơ quan đích để giúp trẻ ghi nhớ, đáp ứng và phát ra tiếng nói.
  • Trong đó, nhóm chất béo là có vai trò quan trọng vì thành phần chất béo chiếm ưu thế trong cấu trúc não bộ ngay từ giai đoạn hình thành đến suốt giai đoạn nhủ nhi và trẻ nhỏ. Do đó, nên tránh các chất béo bão hòa hay trans-fat từ thức ăn nhanh, làm sẵn. Các chất béo chưa bão hòa, đặc biệt chuỗi dài như omega-3 và omega-6 là được khuyên nên có trong thực đơn của trẻ.
  • Chất béo omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu… và trong những loại hạt thông dụng như hạt bí, hướng dương, hạt điều…

  • Chất béo omega-3 là dạng cơ thể không tư tổng hợp được, mà phụ thuộc chính từ thực phẩm. Trong đó có 3 loại thường được nhắc đến và có nhiều bằng chứng liên quan đến sức khỏe con nguời là DHA, EPA và ALA. Chất béo omega-3 dạng DHA và EPA có nhiều trong các loại cá dầu như lươn, cá chép, cá hồi… Trong khi đó, chất béo omega-3 dạng ALA được tìm thấy nhiều ở thực vật như trong hạt quả lý chua đen; cũng như những anh chị em DHA và EPA của nó, ALA cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ.
  • Chơi tượng trưng: dùng 1 vật thể để tượng trưng cho cuộc trò chuyện. VD. mẹ cho con chiếc gối nhỏ này, và đó là chiếc điện thoại, và con ngồi góc giường này, mẹ ở đây: con nói gì mẹ không nghe nhỉ?
  • Chơi cổ tích: nếu nó đến cùng 1 câu chuyện thần thoại hay cổ tích từng được kể sẽ làm sống động trò chơi hơn. VD, mẹ sẽ tạo 1 chiếc đầm xinh đẹp cho công chúa bằng chiếc mềm này và chiếc gối này sẽ xây thành lâu đài…
  • Và kết thúc thời gian hugging time bằng cách ôm hôn và chúc con ngủ ngon.

Tương tác – yêu thương

  • Bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện, vui chơi cùng trẻ. Khi trò chuyện, bạn khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, tương tác và nêu suy nghĩ. Lúc này trẻ sẽ học cách đáp ứng và bắt chước ngôn ngữ của bạn. Nếu bạn không có thời gian, hãy cố gắng dành ít nhất 10-20 phút mỗi tối để cùng trẻ trò chuyện vui chơi trước giờ đi ngủ. Hoạt động này gọi là Hugging time. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Có thể là đọc sách, kể chuyện vui, ca hát…Quan trọng là các hoạt động này nên diễn ra trên giường và không có màn hình điện tử.
  • Bên cạnh các hoạt động trên, có 3 hoạt động chơi được khuyến khích, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo có thể chơi trong hugging time là:
  • Chơi tưởng tượng: Đặt vấn đề cho trẻ tưởng tượng trước khi ngủ như “nếu con là con ong thì sao nhỉ?” – phát triển vấn đề “Là con ong sẽ có cánh, thì sẽ làm gì nhỉ?”

Giảm thiểu các yếu tố gây tổn thương trẻ

  • Khi nói đến tổn thương, có thể bạn nghĩ đến tổn thương vật lý (VD, đánh), nhưng có một hình thức gây tổn thương khác gây hại không kém đến trẻ đó là những dạng tổn thương tinh thần như mắng chửi kiểu hổ báo, sự so sánh trẻ, hay sự tranh cãi của 2 vợ chồng trước mặt trẻ… Những bằng chứng cho thấy, những trẻ trải nghiệm những tổn thương này thường xuyên thường có sự phát triển não bộ nghèo nàn, dễ tổn thương và gặp nhiều vấn đề liên quan đến ngôn ngữ hoặc kém giao tiếp khi lớn.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo