Giai đoạn vàng phát triển của trẻ
BrainCare thật sự hạnh phúc khi có rất nhiều cha mẹ sẵn sàng chia sẻ với BrainCare. Chia sẻ về những khó khăn của mình trong quá trình nuôi dạy con. BrainCare còn hạnh phúc hơn nữa khi cha mẹ đã “dám” thẳng thắn nhìn vào vấn đề của con. Chấp nhận sự thật để tìm phương pháp hỗ trợ kịp thời cho con. Dù vấn đề con đang gặp phải là gì (con chậm nói, con có dấu hiệu của tự kỷ, của tăng động giảm chú ý,…). cha mẹ xin đừng bỏ qua những chậm trễ đó để hỗ trợ con kịp thời cha mẹ nhé.
Đừng bỏ qua 5 phương pháp này bố mẹ nhé
1. Chia nhỏ nhiệm vụ, hạn chế đưa quá nhiều nhiệm vụ một lúc
Ví dụ:
– Thay vì nói nhiều nhiệm vụ cùng 1 lúc “Con làm xong bài rồi đi lau nhà và rửa bát cho mẹ”,
+Cha mẹ chỉ đưa ra nhiệm vụ lần lượt cho từng công việc: Đầu tiên, “Con làm xong bài tập nhé.”, sau khi con đã làm bài xong, cha mẹ hãy nói tiếp “Con lau nhà cho mẹ đi”,…
– Trong trường hợp không thể nhắc nhở từng công việc, cha mẹ có thể viết lời nhắc nhở ra giấy, dưới dạng danh sách và dán ở chỗ dễ thấy. VD: 1. Học bài, 2. Lau nhà, 3. Rửa bát,…
2. Đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và không quá phức tạp
Trẻ gặp vấn đề về sự tập trung chú ý dễ bị căng thẳng, lo lắng và bối rối. Sự căng thẳng, lo lắng và bối rối này càng khiến trẻ khó tập trung hơn nếu được giao cho nhiệm vụ phức tạp. Và trẻ sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ.
Ví dụ: Khi mẹ hướng dẫn con luộc trứng. Mẹ hãy hướng dẫn cụ thể từng bước, lời nói ngắn gọn đơn giản, tránh dùng từ phức tạp hay các câu dài.
Mẹ: Con đổ nước vào nồi -> Con bỏ trứng vào nồi -> Con đậy vung lại -> Con bật bếp lên -> Con đợi đến khi nước sôi nhé.
Có phải con chỉ tăng động, chạy nhạy ở độ tuổi lên 3. Click ngay tại đây
3 phương pháp tiếp theo
3. Giữ góc học tập gọn gàng, có quy luật; tránh để nhiều đồ chơi; và tránh những nơi ồn ào, mọi người qua lại
Cha mẹ hãy cân nhắc các việc sau:
– Với những môn học trẻ không hứng thú/khó tập trung. Có thể sử dụng hình thức học thông qua tranh vẽ, thực hành, sơ đồ tư duy…
– Có thời gian nghỉ ngắn (khoảng 10’) giữa những hoạt động, nhiệm vụ. Tùy theo khả năng tập trung của trẻ. Ví dụ: Con sẽ có 10’ để nghỉ giải lao, hết 10’ mình sẽ phải quay lại bài tập nhé.Ccha mẹ hãy linh hoạt thời gian để trẻ thích ứng được dần dần nhé.
4. Tăng cường những hoạt động giải trí và vận động ngoài trời, các hoạt động ngoại khóa
Nhằm mục đích: Giúp trẻ giải phóng năng lượng thông qua các hoạt động đó
Ví dụ các hoạt động: Bơi, võ, đá bóng,… (cố gắng theo sở thích và năng khiếu của con)
Đọc thêm: Có những đứa trẻ tăng động – bố mẹ lại nghĩ là bình thường
Tiếp tục nhé bố mẹ...
5. Cân nhắc cho trẻ học gia sư với giáo viên can thiệp tăng động giảm tập trung
Khi con được học can thiệp tại nhà với giáo viên giáo dục đặc biệt. Cô có kiến thức và phương pháp đúng chuyên môn để hỗ trợ và can thiệp cho con một cách hiệu quả. Giúp con tiến bộ hơn.
Đánh giá và can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Đăng ký tư vấn