Alo, con à…

Nhớ con.

“Alo con à, mẹ yêu con”,

 “My cũng yêu mẹ”.

Đó là câu nói mà tôi với cô con gái nhỏ 4 tuổi của mình sẽ nói với nhau qua màn hình điện thoại sau những lần call video. Đó giường như đã trở thành câu nói “cửa miệng” của cả 2 mẹ con sau những lần tôi phải đi làm ăn xa. Cơm áo gạo tiền, thương con nhưng tôi “đành phải chấp nhận”.

Hối hận.

Tôi tự nhận thấy mình thật may mắn khi 2 ông bà nội ngoại vẫn sống khỏe bên con cháu. Đó là điều mà nhiều bậc cha mẹ mong muốn, tôi tin chắc vậy. Đó cũng chính là một trong những lí do mà tôi gửi trao cô con gái bé nhỏ của mình cho ông bà ngoại trông nom từ lúc con vừa gần 2 tuổi. 2 năm là quãng thời gian dài, đối với tôi là vậy. Xa con, xa nhà, thời gian được ôm con vào lòng tính ra mỗi năm chỉ vọn vẻn được tầm 4 – 5 lần.

Con lên 3 tuổi, bà ngoại nhờ cô cháu họ đưa My đi mua đồ áo.

Năm 4 tuổi, My được cô hàng xóm đèo đi học mỗi buổi sáng và đèo về mỗi buổi chiều vì chị cũng có con học cùng trường với My. Tôi cảm kích vì điều này và hàng tháng tôi sẽ gửi tiền về và trả tiền công cho điều này.

Tối Thứ 7 vừa rồi, tôi đang ngắm nhìn con ăn cơm qua màn hình điện thoại, bỗng nhiên, My quát lên “Con không thích, con không thích, con ghét bà”. Tôi lặng người…

Lần khác, tôi nghe bà ngoại kể lại rằng: “Con bé My nay 1 giờ chiều mới chịu về nhà, mẹ chả biết nó chơi ở đâu, may bà Thanh bảo “tôi thấy mấy đứa nó đang chơi trên nhà văn hóa xóm”.

Lòng tôi chợt nặng trĩu…

Những suy nghĩ bắt đầu xuất hiện trong tâm trí tôi, “giá như con được sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ nhiều hơn”, “giá như mẹ được tự tay chọn cho con những cái quần, chiếc áo nhỏ xinh”, “giá như mỗi buổi sáng mẹ là người được đánh thức con dậy bằng một nụ hôn lên trán”, “giá như….” và “giá như bố mẹ nhẫn nhịn nhau một chút thì con sẽ được nhiều hạnh phúc hơn đúng không con”.Và tôi cũng muốn đặt ra câu hỏi cho bạn đọc rằng: “Có bao giờ các bố mẹ nghe được lời “kêu cứu” được thốt ra từ miệng của đứa con nhỏ của mình chưa? Mẹ ơi, con muốn nói!

Tôi cũng muốn tâm sự điều này,

Tôi với bố My ly hôn khi con bé vừa tròn 1 tuổi, chúng tôi không hợp nhau nên 2 vợ chồng đã chọn hướng giải thoát là ly hôn. Thương con, thương hai bên nội ngoại, tôi quyết định gửi nhà ngoại nuôi dạy My một thời gian để mình đi làm ăn kiếm tiền nuôi  con. Những lần con khóc đòi mẹ qua điện thoại, đôi lần con nói “mẹ ơi, nay chị Linh cho con kẹo mút đấy” hay là những tiếng khóc ăn vạ của con phát ra thật là “chói”.

Một lần, 2 lần, 3 lần rồi nhiều hơn thế, hôm nay tôi dần dần nhận ra được những trở ngại nhất định khi con ở xa vòng tay của bố mẹ. “Đơn xin nghỉ việc”, một chuyến xe khách ngay sau đó đã được tôi đặt để trở về nhà. Tôi biết, tiền có thể kiếm được ở nhiều môi trường khác nhau nhưng con sẽ cần tình yêu và sự nuôi dạy tốt của bố mẹ khi đang ở trong chính môi trường gia đình. Nhất là con đang trong độ tuổi vàng của sự phát triển và sự lớn khôn, vì thế,là một người mẹ, tôi mong muốn được ghi tên mình vào quá trình phát triển đó của con, để sau này con sẽ có những cảm xúc tốt đẹp về mẹ của mình. Dù biết là khó nhưng không phải là không thể làm và tôi tin rằng, các con cũng sẽ có ước mơ như vậy.

Đối với các bạn, Làm bạn với con dễ hay khó?

Hành trình nuôi dạy con của tôi giường như được bắt đầu lại từ lúc con 4 tuổi, tôi đúc rút được một số vấn đề như sau và muốn chia sẻ nó đến các bạn đang và sẽ đọc bài viết này của tôi:

  • Bài toán đầu đời dạy con không cần cộng, trừ gì cả mà dạy con thuộc số điện thoại ba, mẹ.
  • Bài văn đầu đời dạy con là tình thương yêu của ba, mẹ dành cho nó.
  • Bài địa lý đầu đời cho con là chỉ đường cho con biết về nhà mình, số nhà, địa chỉ.
  • Bài lịch sử đầu đời dạy con là chính ngày tháng năm sinh của con, ba, mẹ và anh, chị.
  • Bài thể dục đầu đời là đưa con đi học bơi.
  • Bài vật lý đầu đời là biết ổ điện nguy hiểm, biết bấm còi xe, chạy ra khỏi nhà, lớp…khi thấy cháy.
  • Bài hóa học đầu đời là mọi thứ nước, phẩm màu, bánh kẹo bán trước cổng trường là dùng hóa chất của Tàu độc hại, con không được dùng, ai cho cũng không ăn, uống.
  • Bài học giới tính đầu đời là con chỉ hôn, thơm, ôm ba mẹ và chỉ cho ba, mẹ hôn, thơm, ôm con, còn không cho bất kỳ ai ôm, hôn, thơm kể cả người thân xung quanh.
  • Bài giáo dục công dân đầu đời là kể với ba, mẹ tất cả những chuyện trên lớp học khi về nhà….

Hãy dành thật nhiều thời gian cho con để gần gũi, yêu thương con nhiều hơn!

Dưới đây là một bài viết khác nói về những vấn đề mà các con dễ mắc phải, mời bạn đọc tiếp tục khám phá với tôi tại đây: Bà mẹ trải lòng vì con bị rối loạn hành vi, cảm xúc.

Cảm ơn sự đồng hành của bố mẹ khi đã đọc hết bài viết này!

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo