Ẩn sau bên trong sự hư hỏng của con là… ?

Ông cha ta từ ngàn xưa đã đúc rút ra kinh nghiệm rất chí lý “công sinh không bằng công dưỡng”. Dạy dỗ một đứa đứa trẻ thành người là hành trình gian nan đòi hỏi cha mẹ ngoài tình yêu thương phải có sự hiểu biết, sự nhẫn nại hết sức to lớn. Khi một đứa trẻ trở nên hư hỏng ba mẹ thường bàng hoàng trách cứ, đổ lỗi cho nhau. Vậy tại sao một đứa trẻ lại trở nên hư hỏng?

Dấu hiệu một đứa trẻ hư hỏng

  • Thường xuyên giận dữ, cáu gắt ở nhà hay cả những nơi công cộng
  •  Lờ đi như không nghe khi người khác nói khi trẻ không muốn làm theo.
  •  Không hài lòng, bằng mọi giá phải có được thứ mình muốn: Trẻ thậm chí giành giật món đồ mà bé thích từ người khác, hay bằng mọi giá bắt bố mẹ mua bằng được món đồ bé thích.
  • Không nói “cảm ơn” hay “xin lỗi”, nói năng trống không với người khác.
  • Thái độ “bất cần”: khi bạn la mắng hay tỏ thái độ giận dữ đối với con cái nhưng chúng vẫn bình thản, thái độ “chửi thì nghe, đánh thì chạy, đuổi thì đi”, bạn nên hết sức chú ý vì suy nghĩ của trẻ đang trở nên rất tiêu cực.

  • Trẻ không biết làm bất cứ việc gì trong nhà.
  • Trẻ nổi điên khi không được đáp ứng thứ mình muốn.
  • Trẻ không nhận ra sai lầm và thường tranh cãi với người lớn.
  • Trẻ muốn chiếm toàn bộ thời gian rảnh của cha mẹ.
  • Trẻ không hiểu được giá trị của đồng tiền.

Nguyên nhân

  • Thiếu sự quan tâm của cha mẹ.
  • Sự quan tâm quá nghiêm khắc từ các bậc cha mẹ.
  • Sự nuông chiều con cái.
  • Ảnh hưởng trực tiếp từ suy nghĩ lối sống của cha mẹ.
  • Kết giao với bạn bè xấu.
  • Biến cố trong cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

  • Bản thân trẻ; trẻ tiếp xúc với những thứ tiêu cực trong xã hội như điện tử, internet.

Phương pháp

Để giáo dục một trẻ hư hỏng trở nên chăm ngoan đòi hỏi sự kiên trì, hiểu biết của bố mẹ. Tùy theo tâm lý, tính cách, đặc điểm từng trẻ để có cách giáo dục đúng.

  • Nhắc nhở trẻ: Khi trẻ mắc lỗi hoặc có những đòi hỏi không đúng, cha mẹ hãy giúp trẻ nhớ lại, suy nghĩ để trẻ tự có những quyết định và hành động đúng. Ví dụ khi trẻ đòi mua đồ chơi, hãy hỏi trẻ: “Con có nhớ chúng ta đã đồng ý rằng đi siêu thị không được mua đồ chơi không?”…
  • Hướng dẫn trẻ rõ ràng, cụ thể: Cha mẹ cần đưa cho con những thông tin rõ ràng, cụ thể như “Đã đến lúc con phải dọn đồ chơi”, “Đã đến giờ đi tắm”…
  • Cho trẻ các khả năng lựa chọn: Nếu trẻ không chịu đi tắm, hãy hỏi trẻ “Con muốn bố tắm hay mẹ tắm?”, hay “Con muốn tắm vòi sen hay chậu?”…
  • Tạo môi trường lành mạnh để trẻ học tập vui chơi.

  • Cho trẻ biết hệ quả của hành vi: Nếu trẻ không nghe lời bố mẹ bảo không được chạy trên sàn nhà ướt sẽ ngã, hãy cứ để cho trẻ trải nghiệm. Nếu bị ngã, lần sau chúng sẽ rút kinh nghiệm và tự thay đổi hành vi của mình và sẽ không chạy trên sàn nhà ướt. Tuy nhiên những trải nghiệm này phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Dành sự quan tâm đúng mức cho trẻ.
  • Lắng nghe trẻ, quan sát trẻ.
  • Cha mẹ là tấm gương cho con.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo