- Trong khi nhiều phụ huynh lo lắng trước việc con của mình thụ động ít giao tiếp, chỉ ngồi một chỗ để xem TV, điện thoại thì một số phụ huynh khác lại ‘khốn khổ’ vì các bé nhà mình quá lăng xăng hiếu động, không thể ngồi yên một chỗ. Việc trẻ thường xuyên tăng động mọi lúc mọi nơi có thể làm phụ huynh mệt mỏi với những than phiền từ phía nhà trường, hàng xóm và cảm thấy bất lực trong quá trình giáo dục con. Những biểu hiện trên nếu kéo dài trên 6 tháng, có thể là dấu hiệu của việc trẻ mắc rối loạn Tăng động – giảm chú ý.
- Nhưng có 1 thực tế là rất nhiều phụ huynh có con mắc ADHD đã rất căng thẳng để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Giới hạn từ trạng thái sốc cho đến trạng thái căng thẳng là 1 quãng thời gian không quá dài. Việc căng thẳng từ các hành vi ngoài kiểm soát của con gây nên có thể làm cho không khí gia đình căng thẳng. Phụ huynh dễ nổi nóng và dùng đòn roi, bạo lực khi giáo dục con với mong muốn trẻ sẽ giảm bớt các biểu hiện quậy phá, lăng xăng. Bạo lực có thể làm trẻ sợ hãi và giảm tức thời các hành vi tiêu cực nhưng không có ý nghĩa lâu dài. Ngoài ra, việc dùng bạo lực còn có thể làm trẻ bị thương tích, ám ảnh. Trẻ sẽ học được từ người lớn cách giải quyết vấn đề bằng hình thức bạo lực và có thể ‘thực hành’ bạo lực với bạn bè. Nhiều lúc bố mẹ bất lực và cảm thấy “tội lỗi” khi nghĩ đến những gì mình đã làm với con.
- Con biết bố mẹ không muốn con phải chạy nhảy suốt ngày như thế, nhưng không, giữa suy nghĩ và hành động của con là 2 điều quá xa vời. Con nhận thức được không nên nhưng con vẫn phải chạy, con cảm thấy mệt nhưng con không thể ngừng leo trèo. Người khác nhìn vào cứ nghĩ con không bao giờ biết mệt, mọi người nghĩ con hiếu động, nhưng ít ai hiểu được suy nghĩ và vấn đề mà con đang gặp phải. Con hi vọng với tình yêu thương, bố mẹ sẽ hiểu và không dùng đòn roi với con. Bố mẹ nhé!
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ ADHD có thể có các hội chứng rối loạn khác đi kèm như rối loạn chống đối, rối loạn cư xử, rối loạn học tập… Do khó khăn trong tập trung có thể khiến trẻ không thể hoàn thành các bài tập ở trường, khó học theo cách ‘bình thường’ ở các trường phổ thông. Vì thế, giáo viên, gia đình cần phải thông cảm, giúp đỡ và tìm ra những phương pháp dạy con phù hợp nhất. Đòn roi không giải quyết được triệt để sự tăng động của con, thậm chí còn gia tăng sự tăng động đó và làm giảm khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Đừng vì 1 hành động mà làm tổn thương cả cuộc đời của con, đó là điều không đáng và không nên xảy ra đối với 1 đứa trẻ. Không đứa trẻ nào sinh ra muốn mình bị gặp một vấn đề nào đó, đó không phải là lỗi của các con. Bố mẹ đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí, khi phát hiện con mình có những dấu hiệu bất thường hãy đưa con đi đánh giá và can thiệp để không đánh mất cơ hội vàng của con.
- Đây là quan điểm cá nhân của tôi dựa trên những gì nghiên cứu và cảm nhận. Nhưng tôi tin chắc rằng, ở đâu đó vẫn có những ông bố, bà mẹ có cùng suy nghĩ này. Hãy cố gắng và đồng hành cùng con bố mẹ nhé. Vì sự hòa nhập của các con và “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Đánh gía và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn