Tăng động hay hiếu động?

Con bạn tăng động hay chỉ là hiếu động? Nhiều cha mẹ đánh đồng và chưa phân biệt rõ 2 thuật ngữ này. Dẫn đến nhận định sai về tình trạng của con mình. Trẻ có biểu hiện của hội chứng Rối loạn phát triển Tăng động  nhưng cứ nghĩ con chỉ hiếu động mà thôi! Ngược lại, con là đứa trẻ hiếu động nhưng lo lắng khi nghĩ rằng trẻ mắc chứng tăng động! Việc nhận biết một đứa trẻ là tăng động hay hiếu động là khá khó phân định, vì ở chúng có những đặc điểm chồng chéo. Mặc dù vậy theo góc nhìn của các chuyên gia chúng có những biểu hiện khá khác biệt sau:

Quan điểm khái quát

Hiếu động

  • Là trẻ phát triển bình thường. Hiếu động là một dạng của vận động. Nhờ vận động tâm lý trẻ phát triển bình thường.

Tăng động

  • Là một dạng rối loạn về phát triển tâm lý.

Độ tuổi

Hiếu động

  • Từ khi biết bò là trẻ đã không ngừng khám phá, tìm tòi luôn chân luôn tay.

Tăng động

  • Thường từ 18 tháng -23 tháng ban đầu có những dấu hiệu không rõ rệt.
  • Từ 2-3 tuổi có những dấu hiệu rõ hơn.
  • Từ 3 tuổi trở lên, nhất là khi trẻ bắt đầu đi học thì biểu hiện của hội chứng này được thể hiện rõ rệt. Thường cha mẹ chỉ phát hiện ra con mắc chứng Tăng động, giảm chú ý khi khi trẻ đi học tầm 5 tuổi. Khi đó việc can thiệp sẽ khó khăn hơn nhiều khi trẻ được phát hiện sớm.

Hành vi

Hiếu động

  • Chỉ hiếu động, nghịch ngợm khi ở nhà. Ra ngoài xã hội, tiếp xúc với người lạ thì nhút nhát.
  • Có thể ngồi yên từ 10 – 15 phút
  • Biết nghe lời, ngoan ngoãn khi người lớn chỉ dạy, biết sửa sai khi được nhắc nhở
  • Nhận biết được giao tiếp và các quy tắc, ít chen ngang khi người khác đang nói.

Tăng động

  • Hiếu động ở mọi lúc, mọi nơi, không nhận biết được hành động của mình có nguy hiểm hay không.
  •  Không thể ngồi yên hay tập trung chú ý vào một nhiệm vụ cụ thể.
  • Nhanh chán, dễ thay đổi và bỏ cuộc giữa chừng
  • Không biết nghe lời và không thực hiện theo đúng nhiệm vụ được giao, hay mắc lỗi dù đã được nhắc nhở
  • Hay chen ngang khi người khác nói, nói nhiều, nói liên tục.

Cảm xúc

Hiếu động

  • Cảm xúc thường ổn định, biết tự kiềm chế bản thân nhiều hơn.

Tăng động

  • Khó kiểm soát được cảm xúc, hay cáu giận, la hét, hung hăng, có thể tự làm bản thân và người khác bị đau…

 Giấc ngủ

Hiếu động

Tăng động

  • Thường bị rối loạn giấc ngủ như: khó ngủ, ngủ trằn trọc, hay thức giấc quấy khóc mà không rõ nguyên nhân.

Ngôn ngữ

Hiếu động

  • Ngôn ngữ phát triển bình thường theo đúng giai đoạn, độ tuổi của trẻ.

Tăng động

  • Thường biểu hiện chậm nói về số lượng từ đơn, từ kép, nói không rõ lời, chậm ngôn ngữ.
  • Theo tổ chức Y tế Thế giới thì tình trạng bệnh lý Tăng động ở trở em đang là vấn đề mang tính báo động. Tỷ lệ trẻ bị mắc chứng Tăng động giảm chú ý(ADHD) là 3-5/%, tức cứ 100 trẻ thì có 3-5 trẻ mắc bệnh.
  • Điều đáng lo ngại trẻ  mắc chứng ADHD đối diện với nhiều vấn đề trong quá trình phát triển tâm sinh lý, học tập, giao tiếp, phát triển cảm xúc cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ. Hơn 50% trẻ em được chẩn đoán ADHD tiếp tục có những biểu hiện triệu chứng trong suốt thời kì thanh thiếu niên và hơn một nửa có những suy giảm chức năng xã hội ở tuổi trưởng thành. Ngoài ra, trẻ ADHD có nguy cơ cao hơn mắc kết hợp các rối loạn tâm thần khác, tăng nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, hành vi phạm tội cũng như tai nạn so với trẻ bình thường.
  • Việc phát hiện sớm, điều trị sớm, can thiệp đúng cách có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, hồi phục chức năng cho các trẻ bị ADHD. Tại các bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ sẽ được thực hiện các bài Test để xác định đúng bệnh trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu trẻ chỉ là hiếu động thông thường thì cha mẹ hoàn toàn yên tâm, chỉ cần bỏ thời gian chăm sóc và chơi cùng con nhiều hơn. Nhưng với trẻ được chẩn đoán là mắc chức Tăng động thì cần phải có phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp hay sử dụng cho trẻ là như giáo dục, trị liệu tâm lý, thuốc, kết hợp các phương pháp…
  • Thường chuyên gia tâm lý trị liệu ưu tiên hàng đầu đến phương pháp giáo dục và trị liệu tâm lý cho trẻ, hạn chế dùng thuốc hay trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ. Việc tiên quyết quyết định đến hiệu quả việc điều trị là cha mẹ phát hiện sớm và trẻ được can thiệp sớm, đồng thời cha mẹ luôn theo sát đồng hành cùng con và chuyên gia điều trị. Khả năng phục hồi bình thường của trẻ là rất cao nếu được điều trị sớm và đúng hướng!

Chúc ba mẹ và các con nhiều sức khỏe!

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo