Cách dạy trẻ mất tập trung, giảm chú ý

trẻ tăng động phải làm sao?

Mẹ có con mất tập trung

– An, dừng lại ngay. Mẹ bảo không nghe à
– Toang, bình hoa rơi vỡ nhiều mảnh. Đó là kết cục của việc cậu bé An (4 tuổi) lăng xăng trèo lên cửa sổ và nhảy từ cửa sổ xuống sàn nhà.
– Trời ơi, Đi lấy roi cho mẹ, mẹ phải đánh cho con 1 trận vào chân, để khỏi phải leo với trèo. Cả ngày con chạy nhảy chưa chán à….
=====
Dường như “một cuộc rượt đuổi” xảy ra giữa cha mẹ và con cái, Mẹ càng nói, càng quát, con càng cười đùa, càng giẫy giụa, vùng vằng.
 
Đừng bỏ cuộc cha mẹ nhé. BrainCare “mách cha mẹ” 5 phương pháp hỗ trợ đồng hành cùng con mất tập trung ở nhà ngay sau đây. Cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng áp dụng. Cùng đồng hành với con từng phương pháp 1 cha mẹ nhé.

Xây dựng cho trẻ bảng thời gian biểu khoa học

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học gia đình, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít gặp các vấn đề về hành vi nếu được xây dựng, sắp xếp quỹ thời gian biểu khoa học. Thực tế, khi có một thời gian biểu rõ ràng, trẻ sẽ cảm thấy an toàn không bị gấp gáp trong các việc thường ngày. Từ đó khắc phục được tình trạng mất tập trung, thiếu tổ chức ở trẻ. Khi lập thời gian biểu cho trẻ, cha mẹ cần ghi rõ các mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ như:

6 giờ 30 thức dậy vệ sinh cá nhân, 6 giờ 45 ăn sáng, 7 giờ bắt đầu đi học…

Chia nhỏ công việc của trẻ

Do trẻ tăng động giảm chú ý thường hay mất tập trung, rất dễ bị phân tâm bởi những nhân tố tác động từ bên ngoài. Và thường quên mất bản thân đang làm gì. Vì vậy, cha mẹ cần tạo cho con một không gian yên tĩnh để tập trung học bài. Tránh tiếng ồn để hạn chế sự phân tâm ở trẻ.
Trẻ tăng động thường nhanh chán và dễ bỏ cuộc giữa chừng. Vì các em khó có thể tập trung trong thời gian dài. Chính vì thế, với một nhiệm vụ lớn, cha mẹ nên chia thành nhiều mục tiêu nhỏ. Nó giúp trẻ dễ dàng hoàn thành và thấy hứng thú hơn với nhiệm vụ tiếp theo.

Quy định thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ

Ví dụ như: Cha mẹ có thể đưa ra yêu cầu cụ thể cho trẻ như: Phơi quần áo trong 15 phút, đi vứt rác trong 5 phút.

Hướng dẫn chứ không làm thay

Khi cha mẹ muốn yêu cầu trẻ tăng động, mất tập trung làm bất cứ việc gì, cần giải thích rõ ràng hoặc đưa ra những hướng dẫn thật cụ thể, dễ hiểu. Chẳng hạn như, thay vì nói: con phải làm hết các bài tập trong tối nay. Thì cha mẹ nên nhắc nhở trẻ: “Con cần làm xong 1 bài toán, 2 bài văn trong hôm nay”.
Nếu thấy trẻ gặp khó khăn khi bắt đầu làm việc, phụ huynh nên giúp trẻ tìm ra hướng đi. Thậm chí có thể viết ra các bước để con tự mình áp dụng, nhưng tuyệt đối không được làm thay trẻ

Thường xuyên khen ngợi, thích lệ trẻ

Cha mẹ hãy khen ngợi vì sự nỗ lực của trẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nào đó. Ví dụ như học tập, hoàn thiện bản thân. Ngay cả khi trẻ đạt được kết quả chưa tốt nhưng nếu thấy con đã cố gắng hết sức thì cha mẹ vẫn nên động viên, khích lệ tinh thần của con trẻ.
Tuy nhiên, lời khen cũng cần được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Cha mẹ cũng nên cân nhắc khi nói những lời khen. Thay vì cứ ca tụng, tán dương sẽ khiến trẻ bị ảo tưởng về khả năng của chính mình, cha mẹ có thể động viên con đã làm đúng, làm tốt. 

Biểu hiện chi tiết của trẻ tăng động, giảm chú ý, có thể cha mẹ chưa biết. Click tại đây.

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Contact Me on Zalo