Cách sửa chứng nhại lời ở trẻ tự kỷ

“Chuyên gia ơi, con em năm nay hơn 4 tuổi, tên ở nhà gọi là Thục An nhưng con không chủ động nói, con có hiện tượng nói nhại lời. Dù ở nhà bố mẹ đã vận dụng nhiều cách trên mạng để khắc phục chứng nhại lời của con nhưng dường như mọi thứ vẫn ở mốc số 0. Ví dụ, khi mẹ với con ngồi học thẻ tranh, em hỏi “con tên là gì?”, con em cũng nhại lại “con tên là gì”. Em bất lực và cần tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt, cảm ơn chuyên gia, cảm ơn trung tâm”.
Thục An
Thân gửi

Trên đây là 1 trong số những lời chia sẻ của các bậc phụ huynh đặt ra cho trung tâm chúng tôi. Chúng tôi hiểu và đồng cảm với nỗi lòng của bố mẹ, chính vì thế sau đây trung tâm sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cách sửa tật nói nhại lời của các con.  

Lời bình thường trẻ ở 2 dạng:

Dạng 1 : Câu hỏi trẻ chưa hiểu, chưa biết cách trả lời.

  • Khi trẻ chưa biết câu trả lời, không biết câu trả lời như thế nào thì trẻ thường nhại lại câu hỏi của người khác như:
  • Mẹ: Con tên là gì?
  • Con: Con name is what?

Ở trường hợp này ta nên xem xét lại vấn đề nhận thức và trình độ của con đến đâu? Con đã có thể biết được tên của mình hay chưa (nhận thức), nếu con chưa thể chỉ vào mình khi được hỏi “Thục An đâu?” thì đương nhiên trẻ cũng không thể trả lời được “Thục An” trong câu hỏi: “con tên là gì?”.

Trong trường hợp này ta phải dạy trẻ ngôn ngữ tiếp nhận hay còn gọi là nhận thức trước đã rồi mới chuyển sang phần ngôn ngữ – trả lời câu hỏi.

Với dạng 1 này, câu hỏi ta đưa ra cho trẻ cao hơn so với trình độ hiện tại của trẻ nên trẻ sẽ không hiểu và chỉ biết nhại lời theo.

  

Dạng 2: Trẻ thường xuyên nhại lại lời người khác dù biết câu trả lời.

  • Trường hợp này con đã nhận biết và nói được: Thục Anh.
  • Mẹ: Con tên là gì?
  • Con: Con tên là gì?
  • Ở trường hợp này, ta phải xác định xem con đã có thể nói được câu bao nhiêu từ?

Cách 1: Dành cho trẻ nói được câu 2 từ:

  • Ví dụ: Mẹ: “Con tên là gì? “Thục An”.
  • (Nói liền câu trả lời vào câu hỏi. Câu hỏi “con tên là gì?” nói nhanh và nói nhỏ còn câu “Thục Anh” nhấn mạnh và nói to, rõ ràng hơn).
  • Trong trường hợp này, khả năng ghi nhớ và khả năng nói của con chỉ có thể nói từ đôi nên trẻ chỉ có thể nhớ được 2 từ trẻ nghe thấy gần nhất (vuốt đuôi) và trẻ cũng chỉ có thể nói được câu 2 từ nên trẻ sẽ trả lời mẹ là “Thục An”.
  • Con: “Thục An”.
  • Mẹ: “Đúng rồi, Thục An. Con giỏi lắm”.

Cách 2: Dành cho trẻ nói được câu dài (câu 4,5 từ).

  • Trong trường hợp này chúng ta có thể thử như sau:
  • Mẹ: “Con tên là gì?Con tên Thục An”. (Vẫn theo quy tắc trên: câu trả lời gắn liền câu hỏi, nhấn mạnh ở câu trả lời)
  • Con: “Con tên Thục An”. (Vì khả năng con chỉ có thể nói được câu 4,5 từ nên con không thể nhại được cả câu hỏi và câu trả lời của mẹ vào được nên con sẽ chỉ có thể trả lời là: Con tên Thục An).

Lưu ý

  • Trên đây chỉ là một vài cách chúng ta sửa tật nói nhại của con, chúng ta chỉ áp dụng khi con phát sinh vấn đề. Đây chỉ là cách xử lý phần ngọn. Để con không mắc tật nói nhại ta cần:
  • Đưa yêu cầu phù hợp với khả năng của con: Không đưa câu hỏi khi con chưa nhận thức được về đối tượng được hỏi một cách chắc chắn.
  • Đa dạng câu hỏi để trẻ không bị nghe đi nghe lại một câu hỏi, trẻ nghe nhiều nên ghi nhớ câu hỏi và diễn ra tình huống rập khuôn (chỉ trả lời được câu hỏi khi nghe câu hỏi quen thuộc) VD: Con tên là gì? trẻ trả lời được nhưng hỏi:Tên con là gì? thì trẻ lại không trả lời được.
  • Khi khả năng của con đã trả lời được câu hỏi, ngoài đưa câu hỏi đa dạng chúng ta cũng hạn chế đặt câu hỏi quá nhiều.
  • VD: Mẹ: Đưa hình con mèo (chỉ đưa và không nói gì).
  • Con: “Con mèo”.
  • Một lưu ý khác, khi khả năng con tốt hơn nữa, chúng ta không nhất thiết chỉ đưa 1 tranh lên và hỏi “con gì đây?” hay chỉ đưa 1 bức tranh lên và để trẻ tự trả lời thì chúng ta có thể làm như sau: Đặt một lúc 3,4,5 tranh (vật) lên bàn, chỉ vào các đồ vật đó để trẻ tự nói tên các đồ được chỉ.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo