Cậu bé tự kỷ đằng sau bức ảnh xúc động

Sinh con ra trên đời, bà mẹ nào cũng mong ngóng từng ngày được nhìn thấy con khỏe mạnh, nô đùa và phát triển bình thường như bao chúng bạn. Nhưng những trang cuộc đời, không phải lúc nào cũng êm đềm như một câu chuyện tình; có lúc sóng gió, khó khăn bủa vây tưởng chừng như bế tắc.

Và với chị Shanna Niehaus, đó là khi biết cậu con trai 5 tuổi của mình, Kainoa mắc hội chứng tự kỷ. Ngần đấy thời gian điều trị cho con là bao giọt nước mắt nhòa trên gương mặt mẹ. Những đêm nhìn cậu con trai khóc, chị chẳng biết làm gì ngoài nín lặng, nghẹn ngào mà không dám nức lên thành tiếng. Khi tưởng chừng như những phép màu đã không còn, khi phải chứng kiến con mình dần dần xa tách thế giới bên ngoài thì tia hy vọng chợt thắp sáng.

Đó là khi Tornado, chú chó giúp các trẻ em tự kỷ dần hòa nhập với cuộc sống. Nhìn thấy con mình có khoảnh khắc yên bình bên người bạn 4 chân mới, chị Shanna đã không khỏi xúc động.

“Bạn thấy khoảnh khắc này chứ? Tôi chưa bao giờ trải nghiệm khoảnh khắc tương tự như vậy trong cuộc đời. Ngày hôm qua là ngày đầu tiên cậu con trai mắc chứng tự kỷ của tôi gặp người bạn mới – chú chó giúp các trẻ em tự kỷ có tên Tornado. Gia đình tôi đến từ Mỹ và đang sống ở Nhật Bản. Chúng tôi đã chờ đợi 2 năm để gặp gỡ Tornado”.

Bức ảnh ghi lại gương mặt đầy cảm xúc của bà mẹ khi nhìn thấy con trai mình. Cô chẳng thể ôm, tắm rửa, mặc đồ cho con, cưng nựng và thậm chí là không thể chạm vào con mình. Cậu bé đang nằm trên người chú chó đầy yên bình; dường như có một sự gắn kết không nói thành lời giữa cậu bé và chú chó. 

Đọc thêm: Trẻ tự kỷ rối loạn xử lý cảm giác.

Đây là gương mặt đượm buồn của bà mẹ đã nhìn thấy con mình thất bại trong việc tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, chẳng thể có một người bạn để chơi cùng, không một sợi dây liên kết nào. Cô đã ngồi cạnh con mình vào mỗi đêm thằng bé khóc nức nở suốt cả tháng ròng vì em chẳng có ai để chơi cùng ngoài cha mẹ, dù em đã cố gắng như thế nào và bao nỗ lực đã bỏ ra cho việc điều trị hội chứng tự kỷ.

Và giờ đây, bà mẹ ấy lại đang ngồi đằng sau con mình, lặng lẽ quan sát đứa con trai bé bỏng đang nằm trên người Tornado. Cô nghẹn ngào, không biết phải nói gì.

“Có lẽ, mọi thứ bỏ ra cho cuộc chiến với hội chứng tự kỷ của con trai tôi đều xứng đáng cả: những ca chẩn đoán, những trung tâm chăm sóc, từng đồng tiền, hồ sơ nhập viện, các buổi họp tại trường, mỗi giọt nước mắt rơi xuống, những khi nản lòng hay lại vực dậy và cả những điều kỳ diệu mơ hồ mà chúng tôi nhìn thấy trong tương lai. Là một người mẹ, tôi đã chứng kiến những khoảnh khắc đầy gian nan và đau đớn của con trai mình. Tôi cũng đã khóc rất nhiều.

Nhưng ngày hôm qua, tôi đã khóc vì một lý do khác. Một cảm giác mà chẳng từ ngữ nào có thể miêu tả được…”.

Quả thật rất khó để tưởng tượng cảm xúc của một người mẹ khi không thể ôm lấy đứa con bé bỏng của mình vào lòng. Chỉ một xúc động mạnh cũng có thể khiến cậu con trai 5 tuổi trở nên kích động. Những trẻ em mắc hội chứng tự kỷ thường khó có thể hòa nhập với mọi người xung quanh. Đó là lý do tại sao, những chú chó được huấn luyện để giúp đỡ các em. Chúng có thể giúp trẻ nhỏ trở nên bình tĩnh khi các em hoảng loạn, chăm sóc các em và báo hiệu cho các bậc phụ huynh biết khi cần giúp đỡ.

Có lẽ vì những chú chó có hành vi khác với con người nên những cậu bé, cô bé với hội chứng tự kỷ luôn cảm thấy dễ dàng để gần bên, chia sẻ và gắn kết như những người bạn.

Trong con mắt của nhiều người, tự kỷ là một hội chứng mà chẳng ai mong muốn con mình sẽ gặp phải. Nhưng cuộc sống này đã đủ tăm tối và khó khăn rồi, đừng để nó cuốn ta trong mệt nhoài lo nghĩ nữa. Hãy cứ coi như con mình đang phát triển theo một cách “đặc biệt”. Và chẳng có liều thuốc nào có thể chữa được nó hữu hiệu hơn tình yêu của gia đình và sự quan tâm của mọi người.

Và cả những chú chó nữa…

Những người bạn bốn chân luôn trung thành, tận tụy, nhẫn nại và ấm áp. Nhờ có chúng, lũ trẻ dần biết đến cuộc sống xung quanh khi nô đùa, chạy nhảy ngoài trời. Dần dần, sợi dây liên kết của các em vươn dài ra thế giới xung quanh, chạm tới những điều tốt đẹp của cuộc sống ngoài kia tưởng chừng như đã bỏ lỡ bao năm. Khoảnh khắc ấy, các em nhận ra rằng, còn nhiều điều thật diệu kỳ đang chờ đón mình trong cuộc đời này.

Ngoài ra, để tăng sự tương tác với con cần có sự kết hợp can thiệp của bố mẹ tại nhà. Bố mẹ có thể tham khảo cách Dạy trẻ tự kỷ tại nhà thế nào để đạt hiệu quả cao? Tại đây.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo