Cha mẹ có bị rút kiệt sức?
Làm cha mẹ vốn không dễ dàng. Là cha mẹ của trẻ Tăng động giảm chú ý, sự khó khăn còn nhân lên gấp bội. Trẻ Tăng động giảm chú ý luôn luôn hoạt động không ngừng nghỉ, không bao giờ ngồi yên. Việc phải chạy theo con liên tục như vậy sẽ “rút kiệt toàn bộ năng lượng” của bất cứ người nào. Kể cả cha mẹ. Việc mất năng lượng lâu dần khiến cha mẹ sinh ra cảm giác ức chế bực bội với con. Và hậu quả là cha mẹ ra sức ép con, quát nạt con.
Các cảm xúc bị dồn ép của con sẽ biến thành cơn thịnh nộ và tạo thành vòng lặp tiêu cực: cảm xúc bị dồn nén=> giận dữ => đập phá => bướng bỉnh => ko muốn giao tiếp => khó hòa nhập xã hội.
Có phải cha mẹ nào cũng biết những điều tiêu cực này
Tăng động, giảm chú ý tuy không đe dọa đến tính mạng của con nhưng những hậu quả tiêu cực của hội chứng này là vô cùng lớn đến cuộc sống và tương lai của con. Sau đây, BrainCare xin chia sẻ với cha mẹ 5 hậu quả tiêu cực và phổ biến nhất:
. Con kiểm soát cảm xúc kém
Trẻ tăng động, giảm chú ý thường có tính tình nóng nảy, hung hăng, bồng bột, hay cáu giận. Nên trẻ có xu hướng chống đối, bạo lực khi lớn lên.
. Ảnh hưởng kết quả học tập
– Sự hiếu động, nghịch ngợm và kém tập trung của trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý khiến con dễ bị phân tâm, xao nhãng chuyện học hành. Con không chú tâm với bài giảng khiến kết quả học tập sa sút.
– Bên cạnh đó, những đứa trẻ ADHD còn gặp khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi tính tỉ mỉ, cần sự tư duy nhiều (ví dụ: các bài toán có lời văn, những bài tập/câu hỏi dài,…).
. Mắc các rối loạn tâm thần khác
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy cơ cao mắc các rối loạn thần kinh khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi chống đối… Con đã vượt qua rối loạn cảm xúc như thế, đọc ngay để phòng tránh
. Khó kết bạn và duy trì mối quan hệ
Trẻ ADHD có xu hướng hay trêu ghẹo, thách thức các bạn và khó kiểm soát cảm xúc. Nên trẻ dễ bị cô lập, không tạo được mối quan hệ thân thiết với mọi người.
. Dễ sa vào tệ nạn xã hội
Trẻ bị tăng động giảm chú ý khi lớn lên dễ sa vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu bia, sử dụng chất gây nghiện, đua xe…
Cha mẹ cần làm gì ngay lúc này?
Đừng bất lực khi con tăng động cha mẹ nhé!
Sai lầm của các nhiều cha mẹ là cố gắng ra lệnh áp đặt cho con. Như là: “Ngồi im” “Im đi” “Học đi” … sẽ làm khơi thêm sự chống đối mạnh mẽ ở con, khiến con xa cách hơn. Cha mẹ ơi, hãy hiểu tình trạng của con và cùng con tham gia vào các hoạt động tăng sự tập trung, chú ý. Ở bài viết tiếp theo, BrainCare sẽ gửi tới cha mẹ những phương pháp thiết thực và cụ thể nhất. Nếu được phát hiện và can thiệp sớm, việc kiểm soát hành vi của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn, trẻ nhanh được hòa nhập với cộng đồng hơn.
Cha mẹ có thể làm bài test online ADHD dưới đây để kiểm tra xem con mình có tăng động giảm chú ý hay không nhé: https://ck.youcare.vn/sl/ATY8Vi
Nếu cha mẹ có thắc mắc, lo lắng về Tăng động giảm chú ý, tự kỷ hay bất cứ rối loạn phát triển nào, đừng ngần ngại liên hệ với Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare theo số hotline (024) 4455 3307, fanpage facebook hoặc website braincare.vn. BrainCare luôn sẵn sàng đồng hành cũng cha mẹ và con.
Đánh giá và can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Đăng ký tư vấn