Dạy con kiểu đại bàng

Bạn có biết câu chuyện về cách dạy con của chim đại bàng? Bài tập bay đầu tiên được bắt đầu bằng hành động hất con từ trên cao xuống của đại bàng. Đối mặt với vực sâu hun hút và với những cơn sóng điên cuồng gào thét, đại bàng con vô cùng sợ hãi. Chúng chới với giữa không trung, vẫy vẫy đôi cánh bé nhỏ để mong có thể đưa mình lên cao nhưng không thể, chúng vẫn còn quá nhỏ bé, nó như lịm đi và rơi xuống.

Ngay lúc đó, đại bàng mẹ lao xuống và đưa chúng trở lại vách đá. Nhưng rồi, ngay sau đó, chính đại bàng mẹ lại tiếp tục đẩy đại bàng con xuống vách đá. Chúng làm đi làm lại như thế nhiều lần cho đến khi các con đại bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được.

Cách dạy con của đại bàng thật sự làm loài người chúng ta ngưỡng mộ. Con cái tự lập là mong muốn, niềm hạnh phúc của tất cả những người làm cha làm mẹ. Nhưng tự lập không phải là tính sẵn, cần sự nỗ lực của các con và đặc biệt cần sự can đảm ở ba mẹ.

Lợi ích của việc dạy con tự lập

  • Giúp con tự tin hơn: Dạy trẻ độc lập là trao cho bé thông điệp “con có giá trị, hữu ích và có khả năng”.
  • Lòng tự trọng của trẻ được nuôi dưỡng.
  • Giúp trẻ quyết đoán hơn: chúng hiểu được sự thật về công việc của chính mình và biết chúng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước khi làm mọi việc. 
  • Trẻ ưa tìm tòi khám phá, khả năng sáng tạo được phát huy và tốt cho trẻ trong việc học kiến thức học thuật.
  • Chúng có thể thích nghi tốt với môi trường mới: môi trường mới không làm chúng sợ hãi thậm chí còn hứng thú khám phá.
  • Tương lai trẻ trở thành những người lớn có tính độc lập cao.

Bản năng của cha mẹ là bao bọc con cái. Điều này vô tình giết chết tính tự lập ở trẻ. Sở dĩ như vậy vì ba mẹ mang những nỗi sợ sau:

Những nỗi sợ của ba mẹ khi để con tự lập

Ba mẹ cầu toàn

  • Đây là chân dung những ông bố, bà mẹ ưa sự hoàn hảo. Luôn muốn gia đình, con cái mình là hình mẫu nên không muốn có một sai sót nào. Vì vậy thường chỉnh chu mọi hình ảnh của con dẫn đến việc làm mọi việc theo ý mình và làm mọi việc cho con.

Ba mẹ áp đặt

Ba mẹ không tin tưởng con

  • Cho rằng con còn bé bỏng, không thể tự xử lý những vấn đề phát sinh nên làm hết nọi việc cho con.
  • Ba mẹ lo lắng rủi ro.
  • Có những phụ huynh vì quá ôm ấp con mình nên luôn nghĩ đến những rủi ro xảy ra với con, dẫn đến không dám buông tay. Nới lỏng nhưng đừng buông tay, bố mẹ đã từng, đọc thêm tại đây.

Vậy ba mẹ cần phải làm gì để rèn con tính tự lập

  • Không làm thay việc cho con
  • Cho trẻ học cách chịu trách nhiệm
  • Cho trẻ cơ hội được lựa chọn
  • Dạy trẻ kiểm soát bản thân
  • Để trẻ trả lời
  • Để trẻ phạm sai lầm
  • Đừng luôn xem con là đứa trẻ
  • Giúp trẻ hình thành ý kiến riêng
  • Giải thích nguyên nhân và kết quả cho trẻ
  • Dạy trẻ tự giác 
  • Để trẻ tự đi một mình
  • Khuyến khích trẻ phát huy tính tự lập.

Ba mẹ rèn con tính tự lập là đã đặt con trên đường băng của sự trưởng thành và thành công trong tương lai. Môi trường gia đình là yếu tố cốt lõi hình thành nên tính cách của trẻ. Hãy buông tay để con lớn! Buông trong sự kiểm soát của bố mẹ, buông trong sự quan tâm và yêu thương bố mẹ nhé.

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo