- Mỗi lần con líu lo “em hóc (khóc)”, “con ăn tam tơ (cam cơ)”... cả nhà chị M thường cười rồi nhại theo. Vào tiểu học, bé hay bị cô mắng và bạn trêu vì ngọng.
- Chị M kể, nhiều khi con trai nói, bố mẹ phải “dịch” một hồi mới hiểu, chẳng hạn như “con thích đi cô cượng cơ” (con thích đi tô tượng) rồi “bố nhớ mua vợ cho con” (bố nhớ mua vở cho con)… Đến giờ, bé đã vào lớp hai nhưng vẫn chưa hết ngọng. Chị M lo lắng thực sự khi bé chán học, đòi nghỉ ở nhà vì đến lớp hay bị bạn bè chê cười. Cậu bé càng ít nói và không hợp tác với mẹ mỗi lần chị muốn chỉnh cách nói của con.
- “Lúc cháu còn bé, nói ngọng thì cả nhà thấy dễ thương, hay hay, cứ nghĩ con lớn sẽ tự khỏi. Đến khi con sắp đi học vẫn líu lo, mình chủ quan nghĩ con lớn hơn nói bị bạn chê sẽ tự biết xấu hổ mà điều chỉnh, không ngờ việc này ảnh hưởng xấu đến cháu như vậy. Mình thực sự ân hận vì không cho con đi chữa sớm”, chị M chia sẻ.
Nội dung chính
Nguyên nhân dẫn đến trẻ nói ngọng
Nguyên nhân bẩm sinh
- Do cấu tạo của đường phát âm bị dị dạng, lưỡi ngắn, đầy lưỡi, tổn thương miệng hay các bệnh lí bẩm sinh như bệnh sứt môi hở hàm ếch, mắc tật chẻ vòm dẫn đến tình trạng trẻ nói ngọng. Ngoài ra có thể do cấu tạo của thính giác khiến trẻ nghe kém, không nghe rõ, không nghe được vì vậy không đủ vốn từ để sử dụng hay sử dụng nhưng sử dụng sai lệch (do nghe sai) vì vậy mà bị ngọng..
Nguyên nhân khác
- Khi còn nhỏ, cấu tạo của các bộ phận như lưỡi, lưỡi gà, hàm, môi, răng,… còn chưa được hoàn thiện. Vì vậy khi trẻ tập nói, hầu như sẽ bị nói ngọng, phát âm không rõ ràng, phát âm sai. Những biểu hiện này sẽ dần mất đi khi trẻ lớn lên bởi những cơ quan này đã được hoàn thiện hơn.
- Ngậm núm vú giả thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nói ngọng. Nghe có vẻ vô lý, nhưng nhiều nhà khoa học đã chứng minh, khi cho trẻ ngậm núm vú giả nhiều, liên tục sẽ dẫn đến tình trạng lưỡi bị thè ra ngoài nên theo thói quen, khi phát âm lưỡi trẻ thường đưa ra ngoài khiến âm phát ra bị chệch đi.
- Rối loạn hành vi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn âm thanh. Khi xem tivi, điện thoại, chơi game quá nhiều trẻ học ngôn ngữ nhìn nói mà không theo các thông thường là nghe – nói, khiến thính giác không được kích thích gây rối loạn phát âm và hay cáu bẳn.
- Thói quen sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành ngôn từ của trẻ nhỏ. Trẻ lúc còn nhỏ như trang giấy trắng người lớn muốn viết muốn vẽ như nào thì trẻ học theo như vậy. Trẻ học nói, học theo ai? Chính là người trong gia đình. Ông, bà, bố mẹ, anh, chị, em, hàng xóm láng giềng,… bất cứ ai mà trẻ được tiếp xúc cùng đều là những người thầy dạy nói của trẻ. Nếu những người này phát âm không chuẩn, nói ngọng thì khi bắt chước theo chúng cũng bị sai theo. Điều này có thể thấy khá phổ biến, nhiều nơi bị ngọng theo vùng miền.
Cách chữa nói ngọng cho trẻ
- Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi nói ngọng là hoàn toàn bình thường nhưng nếu quá 4 tuổi mà bé vẫn chưa sửa được hiện tượng nói ngọng thì cha mẹ cần xem bé có bất thường gì không, tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa nói ngọng cho trẻ.
- Cách chữa nói ngọng cho trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, chính vì vậy quan trọng nhất khi chữa nói ngọng cho trẻ là tìm ra lý do gây ra tình trạng này. Trẻ nghe kém, phát âm có vấn đề hay bất thường ở tai mũi họng, hoặc gia đình có người nói ngọng, do xem TV quá nhiều,…
- Trẻ nói ngọng cần được thăm khám kịp thời
- Thông thường tình trạng nói ngọng ở trẻ sẽ được cải thiện rõ rệt bằng việc điều trị bằng ngôn ngữ trị liệu. Tuỳ vào tình trạng nói ngọng của trẻ bác sĩ sẽ cho bé tập các bài tập trị liệu ngôn ngữ chuyên sâu khác nhau, phù hợp với bé. Sử dụng phương pháp này sẽ giúp trẻ thay đổi cách cấu âm, cách sử dụng lưỡi, từ đó nói rõ và chuẩn xác hơn.
- Những trường hợp nói ngọng do bệnh lý bẩm sinh, cần can thiệp sớm các biện pháp giúp trẻ cải thiện khả năng nói của mình. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hạn chế trong bày tỏ quan điểm, cảm xúc, khiến trẻ có những hành vi không phù hợp như chán nản, dễ nổi nóng, gây hấn, căng thẳng, mất tự tin, ngại giao tiếp.
- Có thể chữa nói ngọng cho trẻ ở nhà, phụ huynh cần kiên trì. Cần lưu ý khi chữa nói ngọng cho trẻ:
- Giữ cho bé một tinh thần thoải mái, không gây căng thẳng, gây áp lực cho bé.
- Từ từ hướng dẫn bé cách đặt lưỡi, cách lấy hơi, làm mẫu cho bé để bé có thể học theo.
- Chú ý cách phát âm của bản thân cũng như các thành viên khác trong gia đình, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người nói ngọng.
- Tạo cho trẻ môi trường rộng như ở công viên nơi có đông người, cho bé tham gia các hoạt động giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp với mọi người.
- Khi nói chuyện hay hát cho bé nghe phải dùng từ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ bắt chước được theo những gì bạn nói, hát.
- Với những từ bé bị nói ngọng, bạn cần ghi nhớ lại và nhắc lại nhiều lần sao cho chuẩn, cho bé nhắc lại lời bạn nói.
- Khi trẻ bị nói ngọng bạn không nên nhại lại câu nói ngọng đó, điều đó sẽ khiến bé không ý thức được rằng bé đã phát âm sai, đồng thời khiến cho việc nói ngọng của bé nặng hơn.
- Nguồn: copy
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng đến sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.
Đăng kí tư vấn