“Trẻ Vip” cũng chỉ là cụm từ thân thương mà mọi người dành gọi các con thôi ạ. Trẻ VIP vẫn cần tình yêu thương, cần được chăm sóc và cần được lớn lên. Chúng ta hãy đọc bài viết này theo suy nghĩ và chiều hướng tích cực nhé, tự mình giúp mình, giúp gia đình mình là điều rất quan trọng. Sự giúp đỡ của người khác cũng rất tuyệt vời, nhưng đừng quá trông chờ và phụ thuộc vào điều này. Đó là quan điểm của tôi dưới góc độ của người từng trải.
Một người khi bắt đầu vào con đường can thiệp cho con sẽ thấy chông chênh và hoang mang đủ thứ. Chọn trung tâm phù hợp, giá cả ra sao, hiệu quả của việc can thiệp đối với con mình như thế nào, sợ người khác kì thị, sợ con không tiến bộ…
Nhưng cứ bình tĩnh đi ạ,
Cứ đi từng bước 1 thôi.
Tìm hiểu xem con mình đang gặp những khó khăn trở ngại nào?
Phát huy điểm mạnh,
Khắc phục điểm yếu cùng con.
Để có thể dạy Vip một cách đơn giản nhất thì mình khuyên phụ huynh nên chịu khó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Hiện nay, trên Facebook có rất nhiều hội nhóm về Hội cha mẹ có con Rối loạn phổ tự kỷ, ở đó, rất nhiều câu chuyện và các phương pháp hay được chính cha mẹ chia sẻ. Phụ huynh học hỏi lẫn nhau cũng là một cách can thiệp con hiệu quả.
Nhiều người bảo con ko hợp tác, có thể đó là vì phụ huynh chưa đủ kiên nhẫn với con. Và quan trọng khi chơi với con thì thái độ của phụ huynh như thế nào ?
Các con rất cần đến tình yêu thương và trong việc can thiệp cũng thế. La mắng, hay đánh con chỉ là cách để phụ huynh trút bỏ cơn giận của mình thôi. Đó ko phải là cách dạy Vip.
Mỗi khi mình tức giận hay cảm thấy bất lực vì con ko ngoan. Cách duy nhất mình làm là bỏ ra ngoài để lấy lại bình tĩnh và cũng để cho con thấy mẹ ko hài lòng với thái độ của con. Sau đó, quay vào tiếp tục dạy con.
Thật sự để có thể giữ bình tĩnh khi dạy con là 2 việc rất khó. Có thể, do mình đã từng trải qua đủ cung bậc cảm xúc trong việc dạy con nên giờ mình có thể nói ra được những lời như thế này, nhưng không gì là không thể đúng không bố mẹ. Hãy tin vào chính mình – mình có thể làm được.
Áp lực cuộc sống, áp lực khi con ko tiến bộ sẽ làm cho cảm xúc của mình ngày càng tồi tệ, bế tắc. Nhưng ko biết kiềm chế lại thì cũng khó lòng dạy con được.
Nhiều lúc tôi nhìn con của mình đang nằm trên giường, tôi nhớ về ngày đầu khi phát hiện ra con mình Tự kỷ. 29 tháng, con được bác sĩ chẩn đoán là chậm nói đơn thuần; 36 tháng, con như tờ giấy trắng đúng nghĩa, ko nói, kèm theo 1 loạt hành vi như con hay nổi giận vô cớ, đến chỗ lạ là la hét rất khủng khiếp, ra đường là lao đầu ra ko biết nguy hiểm là gì … Con đi học chỉ lủi thủi một mình, ko chơi với ai, cũng ko cho ai lại gần.
Bố mẹ có biết: Trẻ chậm nói đơn thuần hay chậm nói do phổ tự kỷ?
Mình vì thiếu kiến thức về Vip, thêm vào đó gia đình ko ai chấp nhận con có vấn đề nên ai chỉ đi đâu cũng đi, đi từ chỗ khám tốn tiền, đến chỗ miễn phí. Mình hoang mang vì ko có ai đồng hành mà còn lại nghe những lời khó nghe từ chính người thân của mình.
Câu mà mình nghe nhiều nhất là: Mẹ ko biết dạy con.
Trái tim người mẹ hiểu và biết con đang gặp vấn đề gì nên mình buông bỏ hết mọi thứ. Mình biết chỉ có tình yêu thương mới có thể giúp con. Con cần tình thương để hoá giải mọi thứ thay vì sống trong môi trường chỉ có những lời la mắng của chính những người thân.
2 mẹ con tôi cùng đồng hành với nhau từ lúc con 36 tháng. Giờ con đã hơn 8 tuổi, con học trường công.
Để thấy được sự tiến bộ của con, tôi đã đánh đổi. Tôi nghỉ làm công việc chính, tôi tìm việc làm thêm bán thời gian để có thời gian đưa đón con, đã rất nhiều lần tôi khóc trong đêm với những suy nghĩ tiêu cực, tôi cũng từng có ý nghĩ buông xuôi,…
Tất cả đã được đền đáp.
Hơn 5 năm đồng hành với con, không có khó khăn nào mà tôi không trải qua. Nên giờ các mẹ tâm sự những khó khăn của các mẹ, tôi hiểu và đồng cảm được hết. Con mình khó khăn đủ chuyện, điều mà giúp con trở nên như bây giờ ngoài sự cố gắng của chính con thì còn có sự kiên trì của mẹ.
Mình ko có bí quyết gì, chỉ muốn khuyên mọi người: chấp nhận con chậm, xem những tiến bộ dù nhỏ nhất của con là niềm vui. Kiên trì, nhẫn nại không buông xuôi. Có bao giờ bố mẹ đặt ra câu hỏi “Dạy trẻ tự kỷ tại nhà thế nào để đạt hiệu quả cao?” hay chưa, hãy click tại đây để cùng các chuyên gia BrainCare tìm hiểu thêm nhé.
Sẽ rất khó khăn, sẽ có những lúc tinh thần chùng xuống. Những lúc như thế thì nghĩ đến việc: mẹ mà cũng buông tay thì con sẽ dựa vào ai đây…
Chúc bố mẹ luôn kiên trì và đồng hành cùng con suốt hành trình giúp con tiến bộ!
Đánh giá và can thiệp tại Braincare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.
Đăng ký tư vấn