Muốn con nói được, cha mẹ không thể bỏ qua những kĩ năng

CÙNG CON HỌC NÓI - BRAINCARE
Quá trình trẻ học nói giống như việc xây một ngôi nhà vậy. Để xây dựng được một ngôi nhà vững chắc, cần có một nền móng vững chắc.
Cũng giống như ngôi nhà được xây dựng bởi những viên gạch đặt liền nhau, kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng cần được xây dựng bằng các kỹ năng nhỏ hơn nối tiếp nhau. Các kỹ năng nhỏ hơn đó là gì?

Đầu tiên, là kĩ năng giao tiếp

Được xem như nền móng của ngôi nhà, sự chú ý là kỹ năng quan trọng nhất. Thiếu sự chú ý, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng khác. Sau đây là một số cách để cha mẹ xây dựng kỹ năng chú ý cho trẻ:
  •  Vỗ vai trẻ, sau đó gọi tên trẻ trước khi nói, ví dụ: (vỗ vai), “An ơi, mẹ có ô tô”.
  • Tạo những âm thanh kích thích sự chú ý. Ví dụ: Trước khi mẹ đưa ô tô đồ chơi cho con, mẹ hãy giấu ô tô đi. Mẹ gọi “An ơi, mẹ có” đồng thời đưa ô tô ra và phát âm “zin zin zin” – kết hợp đẩy xe ô tô chạy dưới sàn nhà. Sau đó nói “mẹ có ô tô” (nhấn mạnh vào tiếng “ô tô” để cung cấp vốn từ cho con).

Lời nói, ví như lớp sơn nhà

Khi sự chú ý của trẻ đã tốt hơn, mẹ tiếp tục cung cấp, rèn luyện cho trẻ các kỹ năng tiếp theo. Đó là kỹ năng Lắng nghe, kỹ năng Bắt chước, kỹ năng Luân phiên và kỹ năng Vui chơi). Các kỹ năng này được xem như là những viên gạch xây nên ngôi nhà. Các kỹ năng này giúp trẻ có được kiến thức và biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ trong quá trình giao tiếp. Còn lời nói chính là bước cuối cùng để hoàn thiện ngôi nhà giao tiếp – đó là lớp sơn nhà. Lời nói làm cho ngôi nhà giao tiếp được trọn vẹn.
Để rèn luyện các kỹ năng này cho trẻ, cha mẹ cần làm gì? Các phương pháp này có dễ áp dụng không?
Cha mẹ yên tâm nhé. Sau đây, BrainCare sẽ gợi ý những phương pháp cụ thể cho từng kĩ năng.

Lắng nghe

Cha mẹ cần cho trẻ nghe vốn từ đó thật nhiều lần trong nhiều tình huống khác nhau. Ví dụ: Mẹ muốn dạy trẻ nói từ “Bóng”. Mẹ cần cho trẻ nghe từ “bóng” nhiều lần, trong nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ: Mẹ tổ chức các trò chơi liên quan đến bóng như: tung bóng, chuyền bóng, đá bóng, thổi bong bóng xà phòng. Trong lúc chơi, mẹ cần cung cấp từ cho con, lặp đi lặp lại từ “bóng” cho con nghe. Nhấn mạnh “mẹ đá bóng”, “mẹ ném bóng”, “thổi bóng”, “nhiều bóng”, “bóng to”, “bóng nhỏ”.

Bắt chước

Trước khi trẻ biết bắt chước lời nói, trẻ cần biết bắt chước hành động đơn giản trước. Ví dụ: Trẻ thấy bố đẩy xe đẩy, trẻ biết bắt chước đẩy.
Tiếp theo, trẻ phải biết bắt chước cử động môi miệng. Các vận động môi miệng là tiền đề để trẻ tạo ra âm thanh. Ví dụ trẻ bắt chước thè lưỡi (đẩy lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải). Hoặc bắt chước theo cử động “Bập môi”.
Sau đó, bắt chước theo các âm thanh (chưa phải là từ hoàn chỉnh). Ví dụ: bắt chước theo âm thanh tiếng kêu của máy bay “ù ù ù”, tiếng của con mèo “meo meo”,… Dần dần, con mới có thể nói ra từ.

Lần lượt, luân phiên

Ví dụ: Mẹ lăn bóng cho trẻ, trẻ biết lăn lại cho mẹ. Trẻ biết chờ đến lượt mình khi chơi ghép hình,…. Đó là tiền đề để trẻ biết luân phiên trong giao tiếp.
Ngoài ra, còn một số kĩ thuật giúp quá trình “cùng con học nói” được hiệu quả hơn:
  • Lời nói nên được kết hợp với đồ vật tương ứng. Ví dụ: mẹ muốn dạy con nói ô tô -> cần đưa ô tô ra trước tầm nhìn của trẻ để trẻ vừa được nghe vừa được nhìn.
  • Chiến lược ngang tầm mắt: Chi tiết của chiến lược, tại đây. Khuyến khích trẻ nhìn vào mắt mẹ trong quá trình giao tiếp. Vì chênh lệch chiều cao giữa mẹ và trẻ khá lớn, nên mẹ có thể cho trẻ ngồi lên ghế, mẹ ngồi sàn để trẻ dễ nhìn và tương tác với mẹ hơn,…
Quá trình trẻ học nói là một quá trình dài. Không dễ để trẻ chậm nói có thể nói ngay được trong ngày một ngày hai. Thay vì nóng vội, cha mẹ hãy kiên trì và đồng hành cùng con trong từng kĩ năng. BrainCare tin rằng, với tình yêu và sự đồng hành của cha mẹ, cha mẹ sẽ sớm được nghe 2 tiếng “mẹ ơi”, “bố ơi” từ con yêu.
BrainCare đồng hành cùng bé và gia đình
☎️ Hãy nhớ rằng, bất cứ khi nào cha mẹ cần hỗ trợ đánh giá chậm nói, hoặc các vấn đề khác (như Tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, EQ, IQ,…) cho con, BrainCare luôn ở đây để đồng hành cùng bé và gia đình.
_ Yêu thương_

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Contact Me on Zalo