Thực trạng của sang chấn

  • Sang chấn tâm lý hay còn gọi là rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) chiếm tỷ lệ 1-3% dân số chung.
  • Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa sang chấn (chấn thương) là: Cá nhân trải nghiệm hoặc chứng kiến sự kiện gây tử vong, có nguy cơ tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng hoặc đe dọa tới tính toàn vẹn về mặt thể chất của bản thân cá nhân hoặc người khác. Là phản ứng của cá nhân liên quan đến trạng thái căng thẳng, sợ hãi dữ dội, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng.
  • Tỷ lệ mắc suốt đời của PTSD ở Canada được ước tính khoảng 9,2%, và hiện mắc (1 tháng) là 2,4%.
  • Hơn 76% dân số Canada được báo cáo phơi nhiễm với một sự kiện sang chấn tâm lý. Báo cáo nghiên cứu tỷ lệ lây nhiễm suốt đời của Mỹ và cộng đồng châu Âu là 6,4-6,8% và tỷ lệ trong 12 tháng là 1,1-3,5% . 
  • Khởi phát thường là vào giữa đến cuối độ tuổi 20.
  • Ước tính có khoảng 75% bệnh nhân bị PTSD có một rối loạn tâm thần kèm theo; và tỷ lệ này đặc biệt cao đối với các rối loạn lo âu và liên quan khác (MDD), rối loạn thách thức chống đối, ADHD, rối loạn sử dụng chất (SUD), phụ thuộc rượu và rối loạn nhân cách ranh giới (BPD).

Các biểu hiện bao gồm

Các triệu chứng tái trải nghiệm

  • Các hình ảnh, kí ức về sự kiện gây sang chấn đột ngột quay lại/xuất hiện, kèm theo các dấu hiệu về thể chất như tim đập nhanh hoặc đổ mồ hôi.
  • Gặp ác mộng.
  • Có những suy nghĩ đáng sợ.

Các triệu chứng tránh né

  • Tránh tiếp xúc với các địa điểm, sự kiện hoặc đồ vật gợi nhớ về những trải nghiệm gây sang chấn.
  • Tránh có những suy nghĩ hoặc cảm xúc liên quan đến sự kiện gây sang chấn.

Các triệu chứng kích thích, phản ứng

  • Dễ bị giật mình.

  • Cảm thấy căng thẳng.

  • Khó ngủ.

  • Có những cơn giận bộc phát

Các triệu chứng nhận thức, cảm xúc

  • Gặp khó khăn trong việc nhớ lại những chi tiết chính của sự kiện gây sang chấn.
  • Có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc thế giới xung quanh.
  • Có cảm giác không phù hợp như cảm thấy có lỗi hoặc bản thân có trách nhiệm với sự kiện gây sang chấn đó.
  • Mất hứng thú với các hoạt động ưa thích trước đây.
  • Dễ giật mình, sợ hãi, thu mình, những cơn nóng giận bộc phát,…
  • Gặp vấn đề về việc tập trung hay trở nên khó ngủ hơn.
  • Phản ứng tức thời: Phổ biến nhất là sốc và chối bỏ.
  • Các triệu chứng thường bắt đầu từ khá sớm (trong vòng 3 tháng sau sự kiện gây sang chấn) nhưng đôi khi cũng khá muộn (nhiều năm sau đó)
  • Các triệu chứng phải kéo dài hơn một tháng và phải gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội hoặc công việc.
  •  

PTSD làm ảnh hưởng đến

  • Nhân cách, sự phát triển của trẻ.
  • Niềm tin về thế giới quan mang tính thảm họa.
  • Mối quan hệ liên cá nhân.
  • Sự phát triển đạo đức.
  • Sự phát triển sinh học.
  • Sự tự nhận thức.
  • Lòng tự tin.
  • Khả năng ứng phó.
  • Năng lực học tập.
  • Lựa chọn nghề nghiệp và chức năng nghề nghiệp.
  • Khả năng trở thành phụ huynh trong tương lai.

Sự kiện gây sang chấn

  • Hiếp dâm. 
  • Tuổi thơ bỏ bê và lạm dụng thể chất.
  • Quấy rối tình dục.
  • Tấn công vật lý.
  • Đang bị đe dọa với vũ khí.
  • Cái chết bất ngờ của người thân.
  • Bị tổn thương về mặt tâm lí.
  • Các vấn đề liên quan đến chiến tranh.
  • Bệnh có nguy cơ tử vong.
  • Di truyền.
  • …….

Sự kiện gây sang chấn

  • Hiếp dâm.
  • Tuổi thơ bỏ bê và lạm dụng thể chất.
  • Quấy rối tình dục.
  • Tấn công vật lý.
  • Đang bị đe dọa với vũ khí.
  • Cái chết bất ngờ của người thân.
  • Bị tổn thương về mặt tâm lí.
  • Các vấn đề liên quan đến chiến tranh.
  • Bệnh có nguy cơ tử vong.
  • Di truyền.

Phương pháp điều trị

Trước tiên bạn không được chủ quan và coi thường rối loạn PTSD. Hãy gặp bác sĩ và chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực khám, đánh giá và điều trị để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các liệu pháp tâm lý có thể sử dụng:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi.
  • Giải mẫn cảm.
  • Liệu pháp gia đình.

Đánh giá can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Contact Me on Zalo