Tự kỷ là gì hả mẹ? Mà họ lại kỳ thị con?

  • Những suy nghĩ này vô cùng đáng yêu làm sao! Chúng ta luôn tò mò về những gì ta chưa biết. Để khi biết rồi, chúng ta mới có thể thấu hiểu!
  • Những điều đó rất thiết thực và chân thật đối với một đứa trẻ mang trong mình chứng rối loạn phổ tự kỷ. Danh từ “Tự kỷ” mọi người đã biết đến hoặc cũng đã nghe qua từ rất lâu. Thậm chí danh từ đó còn được mang ra ám chỉ, nghi vấn cho những con người rất chi là bình thường rồi một ngày họ bất thường như ít nói, lầm lì và hạn chế tiếp xúc. Nó tương tự như việc ca sĩ Phan Mạnh Quỳnh dùng để sáng tác cho ca khúc của mình, đơn giản anh ấy cũng cũng kể về một người bình thường nhàm chán với cuộc sống và ít tiếp xúc xã hội. Chúng ta biết rất nhiều đến danh từ Tự kỷ, nhưng có thực sự hiểu về hội chứng này? Hay chỉ những bà mẹ ông bố có con mắc chứng tự kỷ mới thực sự tìm hiểu và nắm đúng về bản chất khái niệm của tự kỷ là gì?
  • Tôi cực kỳ dị ứng với ai đó không hiểu gì về tự kỷ mà lại cho ra đời những định nghĩa sai hoặc nói những điều rất sai về nó. Tự kỷ là một căn bệnh? Nếu tiếp xúc nhiều có thể bị lây? Xem tivi điện thoại nhiều sẽ mắc tự kỷ? Một đứa trẻ mắc tự kỷ là do mất vía? Tự kỷ thì làm được gì?
  • Nói như vậy để thấy được một bộ phận không nhỏ những người có nhận thức về tự kỷ vẫn còn rất hạn chế. Từ những không hiểu biết đó, con người ta dẫn đến việc kỳ thị và xa lánh người tự kỷ. Có những người tri thức hơn, họ biết và sẵn sàng buông ra những câu “Tự kỷ là gánh nặng của xã hội” (tôi đã nói giảm rất nhiều về mặt ngôn từ, ngữ nghĩa của câu nói). Có nhất thiết phải buông những lời gây sát thương đối với đứa trẻ ấy, với cha mẹ của chúng? “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”( Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh).
  • Thật ngưỡng mộ những ông bố bà mẹ yêu thương người con mắc chứng tự kỷ của mình vô điều kiện, không ngừng nghỉ tìm cách giúp con cải thiện từng ly từng chút. Không ngừng trau dồi kiến thức, tìm tòi để giúp con phát triển. Một người mẹ nói với tôi rằng “B là kết quả của tình yêu giữa chị và anh T, không sao cả, hai mẹ con mình cùng cố gắng. Cố lên!”. Trong ánh mắt người mẹ ấy tuy sâu thẳm có một nỗi buồn, nhưng so với tình yêu thương, sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm ngập tràn nơi khóe mắt, sẽ át đi hết những gian truân mà chị ấy sẽ gặp phải. Thật không gì sánh nổi!
  • Cũng có một phụ huynh đã comment trên page rằng “Chỉ có những ông bố bà mẹ con con bị tự kỷ mới thấu hiểu được sự vất vả và tình yêu thương vô bờ bến dành cho con”. Điều này phần nào cũng phản ánh lên sự cảm thông của cộng đồng đối với chứng tự kỷ nói chung và những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ nói riêng.
  • Chúng ta hãy nâng cao nhận thức cộng đồng Việt Nam về vấn đề trẻ tự kỷ và các hội chứng khác. Để mọi người đều có cái nhìn thực tiễn về tự kỷ, để rồi thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương!

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo