Khủng hoảng tuổi lên 3
- Theo nhà tâm lý học Erikson, cuộc đời mỗi người trải qua 8 giai đoạn riêng biệt: “Khủng hoảng tuổi lên 3” thuộc giai đoạn 2 là Thời thơ ấu.
- Trẻ lên 3 sẽ trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý. Ở độ tuổi này, trẻ đã nhận thức được mình là một cá nhân độc lập và cố gắng khẳng định sự tự chủ trong mọi hành động.
- Trẻ biết được mình có nhiều khả năng, kỹ năng và mong muốn được tôn trọng, được làm nhiều thứ. Tuy nhiên ở độ tuổi này, trẻ vẫn bị kiểm soát quá mức ở người lớn nên dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
Những con số đáng báo động
Theo số liệu của một nghiên cứu tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội cho thấy:
- 78,9% trẻ có hành vi vô lễ với người lớn.
- 40,8% trẻ đòi bằng được, ăn vạ hoặc cáu giận, tức tối khi bạn không nhường đồ chơi.
- 76,3 % trẻ tự tiện sử dụng đồ người khác.
- 72,4% trẻ tự ý làm dù bị ngăn cản.
- 82,9% dù đc nhắc nhở vẫn tái phạm.
- 94,5 % khóc lóc đòi mua bằng được món đồ.
Những con số đáng báo động
Theo số liệu của một nghiên cứu tại trường Mầm non Văn Khê – Mê Linh – Hà Nội cho thấy:
- 78,9% trẻ có hành vi vô lễ với người lớn.
- 40,8% trẻ đòi bằng được, ăn vạ hoặc cáu giận, tức tối khi bạn không nhường đồ chơi.
- 76,3 % trẻ tự tiện sử dụng đồ người khác.
- 72,4% trẻ tự ý làm dù bị ngăn cản.
- 82,9% dù đc nhắc nhở vẫn tái phạm.
- 94,5 % khóc lóc đòi mua bằng được món đồ.
Các biểu hiện của trẻ
Trong cuốn “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, nhà tâm lý học V. Keler đã mô tả những biểu hiện thường gặp ở trẻ trong lứa tuổi này:
- Tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
- Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình.
- Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai, là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình.
- Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự mình làm điều gì đó.
- Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn.
- Chống đối – nổi loạn: “Tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.
- Chuyên quyền: Ở những gia đình có độc nhất một trẻ sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Trẻ tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý trẻ
- Khi trẻ bước vào tuổi lên 3, trẻ nhận thức được khả năng của bản thân. Sự phát triển khéo léo của đôi bàn tay, sự phát triển ngôn ngữ với khả năng diễn đạt nhận thức thế giới xung quanh của trẻ ngày càng được tích lũy.
- Ở độ tuổi này, trẻ cảm nhận sự “lớn” dần trong cơ thể, trẻ muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng hiện tại của trẻ chưa thể làm hết mọi việc hoặc bị cha mẹ ngăn cấm nên dần dần tạo nên những phản ứng, những hành vi tiêu cực.
Bên cạnh đó, còn do các nguyên nhân:
- Do ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển toàn diện làm cho trẻ chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn mong muốn của mình với người lớn.
- Việc thực hiện các điều cấm, hình phạt thường xuyên và không đầy đủ của người lớn.
- Sự bảo vệ quá mức trong giáo dục, không có sự “liên minh” của các thành viên hoặc không thống nhất trong nội quy gia đình hoặc tấm gương giáo dục.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý trẻ
- Khi trẻ bước vào tuổi lên 3, trẻ nhận thức được khả năng của bản thân. Sự phát triển khéo léo của đôi bàn tay, sự phát triển ngôn ngữ với khả năng diễn đạt nhận thức thế giới xung quanh của trẻ ngày càng được tích lũy.
- Ở độ tuổi này, trẻ cảm nhận sự “lớn” dần trong cơ thể, trẻ muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng hiện tại của trẻ chưa thể làm hết mọi việc hoặc bị cha mẹ ngăn cấm nên dần dần tạo nên những phản ứng, những hành vi tiêu cực.
Bên cạnh đó, còn do các nguyên nhân:
- Do ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển toàn diện làm cho trẻ chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn mong muốn của mình với người lớn.
- Việc thực hiện các điều cấm, hình phạt thường xuyên và không đầy đủ của người lớn.
- Sự bảo vệ quá mức trong giáo dục, không có sự “liên minh” của các thành viên hoặc không thống nhất trong nội quy gia đình hoặc tấm gương giáo dục.
Phương pháp điều trị
- Trước tiên bạn không được chủ quan và coi thường rối loạn tuổi lên 3.
- Hãy gặp các chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực trẻ nhỏ để các chuyên gia hướng dẫn bạn cách chơi, dạy con trong giai đoạn khủng hoảng này.
- Nếu coi thường, bỏ qua những “khủng hoảng” tưởng chừng như thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ này thì rất có thể bạn đang “tiếp tay” cho việc hình thành những thói quen, hành vi thậm chí là nhân cách xấu của con sau này.