Làm sao để phân biệt trẻ chậm nói với trẻ tự kỷ?
Một trong những dấu hiệu phổ biến của trẻ tự kỷ là rối loạn về ngôn ngữ. Nhiều cha mẹ lo lắng, nghi ngờ con mắc chứng tự kỷ khi thấy con chậm nói. Vậy làm sao để phân biệt trẻ chậm nói với trẻ tự kỷ?
Những phân biệt đầu tiên
- Mặc dù chậm nói là dấu hiệu điển hình ở trẻ tự kỷ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ.
- Ở trẻ chậm nói, có nghĩa là ngôn ngữ của trẻ có phát triển nhưng chậm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi khác. Đối với trẻ chậm nói, khả năng nghe hiểu, tương tác với người khác vẫn bình thường. Ví dụ: Khi cha mẹ yêu cầu trẻ cất dép lên kệ, trẻ chú ý nghe và làm theo.
- Còn ở trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ thường có biểu hiện không tương tác với người đối diện. Trẻ không phản ứng trước những yêu cầu của người khác, kể cả cha mẹ. Bên cạnh đó, do hạn chế về ngôn ngữ, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp hạn chế về giao tiếp. Khi trẻ ở độ tuổi từ 18-24 tháng, cha mẹ có thể quan sát những hành vi của trẻ để nhận định.
Ví dụ như trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không phản ứng với những kích thích bên ngoài, không nói được dù chỉ là một từ đơn khi 16 tháng, không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng,… Hoặc trẻ chỉ lặp đi lặp lại một hành động/câu nói và gặp khó khăn khi muốn biểu lộ nhu cầu.
Đọc thêm: Đừng bỏ lỡ “thời điểm vàng” đánh giá chậm nói ở trẻ
Những nguy cơ nếu phát hiện muộn sự chậm trễ của con


===


Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.