Có phải “Cứ chậm nói là bị tự kỷ?”

co-phai-cu-cham-noi-la-bi-tu-ky

Làm sao để phân biệt trẻ chậm nói với trẻ tự kỷ?

Một trong những dấu hiệu phổ biến của trẻ tự kỷ là rối loạn về ngôn ngữ. Nhiều cha mẹ lo lắng, nghi ngờ con mắc chứng tự kỷ khi thấy con chậm nói. Vậy làm sao để phân biệt trẻ chậm nói với trẻ tự kỷ?

Những phân biệt đầu tiên

  • Mặc dù chậm nói là dấu hiệu điển hình ở trẻ tự kỷ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ.
  • Ở trẻ chậm nói, có nghĩa là ngôn ngữ của trẻ có phát triển nhưng chậm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi khác. Đối với trẻ chậm nói, khả năng nghe hiểu, tương tác với người khác vẫn bình thường. Ví dụ: Khi cha mẹ yêu cầu trẻ cất dép lên kệ, trẻ chú ý nghe và làm theo.
  • Còn ở trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ thường có biểu hiện không tương tác với người đối diện. Trẻ không phản ứng trước những yêu cầu của người khác, kể cả cha mẹ. Bên cạnh đó, do hạn chế về ngôn ngữ, trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp hạn chế về giao tiếp. Khi trẻ ở độ tuổi từ 18-24 tháng, cha mẹ có thể quan sát những hành vi của trẻ để nhận định.
Ví dụ như trẻ không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi, không phản ứng với những kích thích bên ngoài, không nói được dù chỉ là một từ đơn khi 16 tháng, không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng,… Hoặc trẻ chỉ lặp đi lặp lại một hành động/câu nói và gặp khó khăn khi muốn biểu lộ nhu cầu.

Đọc thêm: Đừng bỏ lỡ “thời điểm vàng” đánh giá chậm nói ở trẻ

Những nguy cơ nếu phát hiện muộn sự chậm trễ của con

✅ Một thực tế là, hiện do nhiều yếu tố khác nhau (quan điểm, điều kiện kinh tế,…) mà cha mẹ đã đánh mất đi cơ hội vàng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Có nhiều cha mẹ bỏ cuộc giữa chừng, mãi tới khi trẻ có hành vi bất thường mới quay lại can thiệp thì đã muộn. Ngược lại, có trẻ cha mẹ phát hiện sự chậm trễ, khác thường từ sớm nhưng không tìm được nguồn hướng dẫn phù hợp, thiếu tin cậy, khi 12 tuổi đã trở nên tăng động, gào thét, đập đầu vào tường, khó kiểm soát hành vi…. Cũng có rất nhiều phụ huynh đưa con đi can thiệp và tưởng chừng con đã ổn rồi nhưng đến tuổi dậy thì con lại gặp khó khăn và thoái lui ngôn ngữ (khả năng ngôn ngữ giao tiếp mất dần).
✅ Để nhận biết chính xác trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ hay không, ngoài dấu hiệu nhận biết, cha mẹ nên cho bé đi khám/đánh giá tại các cơ sở giáo dục đặc biệt uy tín để thực hiện các bài đánh giá uy tín đến từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Xin đừng bỏ lỡ thời gian vàng là 3 năm đầu đời của trẻ.
===
❤ Quý cha mẹ thân mến, đôi khi trong hành trình chăm sóc con mắc tự kỷ, cha mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, thất vọng thậm chí là bất lực. Tuy nhiên, mỗi nỗ lực của cha mẹ đều không vô ích, những nỗ lực ấy sẽ giúp con tiến bộ mỗi ngày, mở ra tương lai tươi sáng hơn cho con trong các giai đoạn tiếp theo.
✅ Nếu cha mẹ có những khó khăn, trăn trở cần hỗ trợ, xin đừng ngần ngại nhắn tin, gọi điện đến BrainCare nhé, BrainCare sẽ luôn ở đây, đồng hành cùng cha mẹ và các bé yêu.

Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!

Contact Me on Zalo