Quá trình học nói của con dài hay ngắn?

4. Chào chuyên gia, con em năm nay 2 tuổi 5 tháng, con có hiện tượng muốn đòi gì là kéo tay mẹ, í í, mà không nói. Ví dụ ngày hôm qua, con đòi muốn uống sữa. Chưa biết nói, chỉ lấy tay kéo kéo mẹ về phía hộp sữa. Em rất muốn con nói “ạ” trước khi em đưa sữa cho con nhưng dạy ạ thì nhất định ko nói, toàn lảnh tránh, em chưa biết làm cách nào cả, chuyên gia hướng dẫn em một số cách để mớm lời cho con được không ạ?

Chuyên gia Phượng trả lời:

Quá trình trẻ học nói là một quá trình dài, không phải trẻ nói được trong ngày 1 ngày 2. Qúa trình này cần trải qua một hành trình dài.

Quá trình trẻ học nói giống như việc xây một ngôi nhà. Trước khi con nói được cần xây cho con một cái móng vững chắc trước, đó chính là xây cho con những kỹ năng nền tảng trước. Khi móng vững chắc, đương nhiên ngôi nhà sẽ được hoàn thiện, phát triển.

Vậy, với những trẻ chậm nói, trước hết, phụ huynh cần dạy cho con hình thành, phát triển những kĩ năng nền tảng của ngôn ngữ và giao tiếp – kỹ năng giao tiếp sớm, bao gồm những kỹ năng sau:

  • Tập trung: Con phải có sự chú ý vào đồ vật, con người, hoạt động,…
  • Bắt chước:

+ Trước khi con biết bắt chước lời nói, con cần biết bắt chước hành động đơn giản trước. Ví dụ: Trẻ thấy bố đẩy ô tô, con biết bắt chước đẩy.

+ Tiếp theo, con phải biết bắt chước cử động môi miệng: Các vận động môi miệng là tiền đề để trẻ phối kết hợp để tạo ra âm thanh. Ví dụ con bắt chước thè lưỡi (đẩy lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải). Hoặc bắt chước theo cử động “Bập môi”. 

+ Sau đó, bắt chước theo các âm thanh (chưa phải là từ hoàn chỉnh). Ví dụ: bắt chước theo âm thanh tiếng kêu của máy bay “ù ù ù”, tiếng của con mèo “meo meo”,… Dần dần, con mới có thể bắt chước để nói ra từ.

  • Lần lượt, luân phiên. Ví dụ: Mẹ lăn bóng cho con, con biết lăn lại cho mẹ; con biết chờ đến lượt mình khi chơi ghép hình,…. Đó là tiền đề để con biết luôn phiên, chờ đợi trong giao tiếp.

-> Như vậy, trước khi dạy cho con nói, cha mẹ phải dạy cho con có những kỹ năng nền tảng của ngôn ngữ và giao tiếp đó đã.

Vậy thời gian thích hợp để đánh giá chậm nói cho con là khi nào? Chuyên gia Phượng gợi ý, tại đây.

Quá trình học từ của trẻ:

Để trẻ có thể nói được, trẻ sẽ phải trải qua 4 giai đoạn lĩnh hội từ:

  • Đầu tiên là giai đoạn “Nghe“: Cha mẹ cần cho trẻ nghe từ đó thật nhiều lần trong các tình huống. Ví dụ: Mẹ muốn dạy con nói từ “Bóng”, mẹ cần cho con nghe từ “bóng” nhiều lần, trong nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ: Mẹ tổ chức các trò chơi liên quan đến bóng, ví dụ: tung bóng, chuyền bóng, đá bóng, thổi bong bóng xà phòng. Trong lúc chơi đó, mẹ cần cung cấp từ cho con, lặp đi lặp lại từ “bóng” đó cho con nghe, nhấn mạnh “mẹ đá bóng”, “mẹ ném bóng”, “thổi bóng”, “nhiều bóng”, “bóng to”, “bóng nhỏ”.
  • Giai đoạn 2: Hiểu. Sau khi trẻ được nghe, trẻ sẽ chuyển qua giai đoạn 2, là hiểu từ “bóng”. Mẹ sẽ kiểm tra bằng cách, mẹ đặt yêu cầu: “Bóng đâu”. “Con lấy cho mẹ bóng”. Nếu con lấy được, chỉ được vào quả bóng, chứng tỏ con đã hiểu được từ “bóng”. Sau đó, mình sẽ chuyển qua giai đoạn 3.
  • Giai đoạn 3: Bắt chước. Mẹ nói mẫu từ “Bóng”, cố gắng cho trẻ quan sát hình miệng của mình -> khuyến khích con bắt chước, lặp lại từ “bóng” theo mẹ. Cha mẹ cần có thời gian chờ đợi con, không được nóng vội và cần tạo nhiều cơ hội để đến lúc con bắt chước được theo từ “bóng”.
  • Giai đoạn 4: Sử dụng. Cha mẹ không nói mẫu nữa, con sẽ tự nói được từ “bóng”. Cha mẹ cần tạo ra các tình huống để con nói ra từ “bóng”. Ví dụ: Con thích chơi bóng, cha mẹ có thể để quả bóng lên cao, con không thể lấy được. Nếu con muốn chơi bóng, con phải nhìn, chỉ, nói -> mẹ sẽ lấy cho con.

-> Việc học từ của con, phải trải qua tuần tự các bước như vậy. Chính vì vậy, cha mẹ không được nóng vội, cần kiên trì dạy con từng bước từng bước một để con có thể nói được như một trẻ thông thường.

Quay trở lại với tình huống ở trên:

  • Mẹ cần nói mẫu trước con trước, mẹ thay con nói ra mong muốn của con “à, con muốn uống sữa ạ”. “Con xin sữa ạ” -> để con có cơ hội được nghe chữ “ạ”. Trong các tình huống sau, mẹ cũng nói mẫu như vậy. Dần dần, mẹ khuyến khích con tự nói bằng cách: nhìn con, chờ đợi con (khoảng 5 – 10s). Trong trường hợp con chưa thể nói được, mẹ tiếp tục nói mẫu cho con và có thêm các hoạt động củng cố để con phát ra âm.
  • Đặc biệt ở tình huống này, con chưa biết chỉ tay, con chỉ biết kéo tay mẹ. Mẹ cần dạy con hành động chỉ tay trước. Sau đó, mới dạy con phát âm, gọi tên, nói đồ vật mà con muốn.

Quay lại

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo