Nội dung chính
Cha mẹ xin đừng bỏ qua các dấu hiệu chậm nói ở con!
Cha mẹ gọi tên con, nhưng con không quay lại.Cha mẹ hỏi con muốn gì, nhưng con chỉ im lặng hoặc kéo tay cha mẹ đến thứ mình cần.
Mỗi ngày trôi qua, cha mẹ tự hỏi: “Liệu con có ổn không?”
Nhiều cha mẹ vẫn tin rằng trẻ sẽ nói khi đến lúc, mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng. Nhưng đôi khi, chờ đợi không phải là sự thấu hiểu, mà là bỏ lỡ. Thực tế, BrainCare đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp cha mẹ đưa con đi thăm khám khi con đã 4 – 5 tuổi. Lúc này việc can thiệp trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều thời gian hơn.
Vậy làm sao để biết con chỉ “nói chậm muộn một chút” hay đang gặp khó khăn thực sự? Hãy cùng BrainCare khám phá những dấu hiệu cảnh báo chậm nói ở trẻ dưới 3 tuổi!
Dấu hiệu cụ thể ở 4 mốc phát triển trước 3 tuổi
(Dấu hiệu) Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi
Dấu hiệu đáng lo ngại:
– Không cười thành tiếng hoặc ít có biểu hiện tương tác xã hội (ví dụ: không chơi ú òa, không đáp lại khi cha mẹ chơi cùng).
– Không tò mò hoặc quay về phía âm thanh mới, lạ.
– Không bập bẹ hoặc tạo ra âm thanh khác nhau.
– Không dùng cử chỉ để giao tiếp (không với tay, không giơ tay đòi bế).
– Không thể hiện cảm xúc bằng âm thanh hay nét mặt khi vui, buồn.
– Không có phản ứng với giọng nói quen thuộc của cha mẹ (ví dụ, cha mẹ nói nhưng trẻ không có biểu hiện nhận ra).
(Dấu hiệu) Trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi
Dấu hiệu đáng lo ngại:
– Không sử dụng âm thanh để thu hút sự chú ý (không bập bẹ để gọi cha mẹ hoặc gây chú ý khi muốn gì đó).
– Không có sự tăng tiến trong ngôn ngữ (ví dụ: vẫn chỉ tạo ra một vài âm thanh đơn điệu mà không có sự thay đổi).
– Không biểu hiện thích nghe giọng nói của cha mẹ hoặc không có phản ứng với bài hát, truyện kể.
– Không có hứng thú hoặc ít giao tiếp bằng mắt khi cha mẹ nói chuyện.
– Không chỉ tay để bày tỏ nhu cầu hoặc thu hút sự chú ý.
– Không hiểu và không phản ứng với những câu nói đơn giản như “lại đây”, “đưa mẹ”.
(Dấu hiệu) Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi
Dấu hiệu đáng lo ngại:
– Vốn từ rất ít (dưới 10 từ).
– Không biết ghép hai từ thành cụm đơn giản (như “mẹ bế”, “ăn cơm”).
– Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản như “đưa mẹ cái cốc”.
– Không nhại lại từ mới, không cố gắng nói chuyện.
– Ít hoặc không bày tỏ sự quan tâm đến thế giới xung quanh (ví dụ: không chỉ tay vào vật lạ, không tò mò về môi trường xung quanh).
(Dấu hiệu) Trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi
Dấu hiệu đáng lo ngại:
– Không thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện mong muốn (ví dụ: không biết nói “con muốn ăn”, “con khát nước” mà chỉ kéo tay người lớn).
– Không đặt câu hỏi “cái gì?”, “ở đâu?”, “tại sao?” như các bạn cùng tuổi.
– Không có sự tiến bộ rõ rệt về ngôn ngữ theo thời gian (từ vựng không tăng lên, vẫn lặp lại những từ đơn điệu).
– Không thể theo dõi hoặc tham gia vào những cuộc trò chuyện đơn giản.
– Không có phản ứng với những câu hỏi hay lời đề nghị phức tạp hơn như “Con muốn chơi cái gì?” hoặc “Con lấy cái ô tô màu đỏ nhé”.
Trẻ đang có dấu hiệu nào không?
Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, đừng chủ quan và đừng để sự chờ đợi làm lỡ mất giai đoạn vàng trong phát triển ngôn ngữ của con. Việc can thiệp sớm không chỉ giúp con phát triển ngôn ngữ mà còn hỗ trợ tư duy, cảm xúc và kỹ năng giao tiếp xã hội. Liên hệ với BrainCare ngay hôm nay để hỗ trợ con càng sớm càng tốt cha mẹ nhé!
Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.