Khi nào cần đưa trẻ đi đánh giá tự kỷ?

Một số câu hỏi cần đặt ra khi cha mẹ đang có con 18 tháng tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi hoặc lớn hơn:
1️⃣ Con có biết chỉ ngón tay không? (nghĩa là dùng ngón tay trỏ để chỉ một vật gì đó). Ví dụ: Con có chỉ vào quả bóng khi được hỏi: “An ơi, bóng đâu?” hoặc “An ơi, chỉ cho mẹ quả bóng”….
2️⃣ Con có nhìn theo hướng chỉ tay của mẹ không? Ví dụ: Mẹ gọi “An ơi, lấy dép cho mẹ” (mẹ kết hợp chỉ tay vào dép). Lúc này, con có nhìn theo hướng tay mẹ chỉ dép không?
3️⃣ Con có biết chơi giả vờ với các đồ vật quen thuộc trong gia đình không? Ví dụ: Con có biết chơi giả vờ nấu ăn với bộ đồ chơi nấu ăn không? Con có biết giả vờ xúc ăn cho búp bê không? Con có giả vờ ru búp bê ngủ không?… Dạy trẻ tự kỷ bắt chước và chơi giả vờ, phụ huynh cần biết tại đây.
Nếu câu trả lời là không, cha mẹ cần quan sát kĩ hơn để nhận biết một số dấu hiệu sau có xuất hiện ở con hay không nhé! (Có thể, đó là dấu hiệu “cảnh báo” phụ huynh cần đưa con đi sàng lọc và chẩn đoán tự kỷ càng sớm càng tốt):

Các vấn đề về chơi xã hội

  • Trẻ chơi một mình, không quan tâm tới các bạn khác/người khác đang chơi cùng
  • Hay ngồi gào khóc một mình
  • Không để ý tới ba mẹ khi đi làm hay khi về nhà
  • Không quan tâm tối các trò chơi, kể cả trò chơi ú òa
  • Phản ứng mạnh, khó chịu khi được bế hay ôm hôn
  • Không giơ tay đòi bế
– …

Các vấn đề về giao tiếp

  • Trẻ tránh tiếp xúc mắt, không nhìn vào mắt người khác
  • Kéo tay người lớn thực hiện 1 việc nào đó cho mình chứ không tự làm
  • Không hướng sự chú ý về phía có âm thanh, không quay đầu lại khi được gọi tên

Chiến lược ngang tầm mắt, cần thiết trong giao tiếp với trẻ tự kỷ

Các hành vi lặp đi lặp lại

  • Vẩy tay trước mặt
  • Nhìn liên tục vào quạt trần đang quay hay bánh xe đang quay
  • Tự xoay người vòng vòng
  • Xếp đồ vật thành hàng hoặc thành chồng (lặp đi lặp lại)
  • Chỉ chơi 1 số vật nhất định (ví dụ: chỉ chơi với mỗi 1 chiếc ô tô, con phải tìm bằng được chiếc ô tô đó)
  • Không chơi đồ chơi đúng chức năng mà chỉ để ý tới 1 bộ phận, ví dụ: trẻ chỉ xoay bánh xe của ô tô đồ chơi mà thôi, trẻ không biết đẩy xe chạy
  • Đi nhón chân
– …

Những hành vi kì lạ bất thường

  • Lắc lư, đong đưa người thường xuyên và theo cách khác thường
  • Tắt bật đèn liên tục
  • Ăn những đồ vật bất thường như: quần áo, rèm cửa, tóc…
  • Thích chui xuống gầm ghế hay các khe hở hẹp
  • Thích các động tác mạnh lên cơ thể: leo trèo, nhảy, chạy liên tục

Các vấn đề về vận động

  • Vận động tinh vụng về (cụ thể các hoạt động tô màu, cầm bút, cầm kéo, xâu hạt,…)
  • Phối hợp tay mắt kém (cụ thể các hoạt động: ghép hình, tung bắt bóng, xếp khối gỗ,…)
  • Đi nhón gót
  • Không bắt được quả bóng
  • Vụng về, hay ngã
  • Không biết đạp xe
– …

Sự nhạy cảm quá mức, tự gây thương tích

  • Bịt tai khi nghe nhạc
  • Nhìn chằm chằm vào bóng đèn hoặc mặt trời
  • Không chơi các đồ chơi mềm như gấu bông
  • Tự dứt tóc hay tự cấu mình chảy máu
  • Đập đầu vào tường
  • Tự cắn
  • Tự cấu
  • Tự dứt tóc
– ….

Phản ứng cảm giác

  • Khó chịu khi cắt tóc
  • Khó chịu khi thay đổi quần áo theo mùa
  • Không thích tắm rửa
  • Chỉ ăn một số đồ ăn nhất định
– …

Cảm giác an toàn

  • Không sợ độ cao (các em leo trèo liên tục)
  • Không nhận ra nguy hiểm (các em có thể lao 1 mạch chạy ra đường; dứt tay mẹ và chạy lao thẳng,…)
– …
☎️ Khi con có các biểu hiện như trên, đưa con đi sàng lọc và chẩn đoán kịp thời là 1 quyết định cần thiết tại thời điểm này. BrainCare xin gửi tới các phụ huynh có con từ 0 – 3 tuổi thông điệp rằng, “Đừng đánh mất cơ hội vàng của con vì sự chủ quan của bố mẹ”. Bất cứ khi nào cảm thấy cần hỗ trợ, cha mẹ đừng quên BrainCare luôn ở đây, sẵn sàng đồng hành giúp đỡ cha mẹ và bé trong hành trình phát triển nhé!
📌 Và Phụ huynh đừng quên rằng, BrainCare luôn hỗ trợ cha mẹ những bài test online miễn phí, dễ sử dụng và đảm bảo uy tín trong quá trình nuôi dạy con. Dưới đây là bài test M – Chat R giúp cha mẹ trả lời cho câu hỏi ngay tại nhà “Liệu con mình có biểu hiện liên quan đến tự kỷ hay không?“: https://ck.youcare.vn/sl/Y27GVe
 
Yêu thương kính chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc và bình an!!!
 

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng ký tư vấn

Contact Me on Zalo