Khó khăn trong ngôn ngữ – Dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ

kho-khan-trong-ngon-ngu-dau-hieu-dien-hinh-cua-tre-tu-ky
Tại BrainCare, chúng tôi đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình trong hành trình phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ. Một điểm chung mà BrainCare thường gặp ở các cha mẹ đó là: cha mẹ cảm thấy “có gì đó khác” ở con, nhưng không thể gọi tên cụ thể điều đó là gì.
BrainCare sẽ giúp cha mẹ nhận diện rõ ràng hơn 3 dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Bao gồm:
– Khó khăn trong ngôn ngữ và giao tiếp lời nói
– Hạn chế tương tác xã hội
– Có những hành vi lặp lại hoặc bất thường
Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào dấu hiệu đầu tiên:

Khó khăn trong ngôn ngữ

Không phải trẻ tự kỷ nào cũng “không nói”. Nhưng “khó khăn trong ngôn ngữ của trẻ” lại là dấu hiệu thường thấy nhất. Dưới đây là những điều cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết:

Chậm nói hoặc không nói

Ví dụ:

Khi bước sang 12–18 tháng tuổi, nhiều trẻ đã bắt đầu bập bẹ gọi “bố ơi”, “mẹ ơi”. Hoặc cố gắng lặp lại từ đơn giản. Nhưng trẻ tự kỷ có thể vẫn không bập bẹ. Hoặc chỉ phát ra những âm thanh không rõ ràng, không mang ý nghĩa giao tiếp.

Trẻ không phản ứng khi được gọi tên

Trẻ không phản ứng khi được gọi tên, dù thính lực hoàn toàn bình thường. Ví dụ: Khi cha mẹ gọi tên con nhiều lần – “Bảo ơi!”, – trẻ không quay đầu lại, không nhìn, và không có phản ứng gì, giống như “không nghe thấy”. Nhưng khi bật tivi hoặc nghe tiếng nhạc yêu thích, trẻ lại chạy tới rất nhanh. Điều này khiến nhiều cha mẹ lầm tưởng con bị khiếm thính. Nhưng thực tế, trẻ vẫn nghe tốt, chỉ là không có sự kết nối xã hội. Đây là dấu hiệu sớm thường gặp ở trẻ tự kỷ.

Trẻ ít hoặc không bắt chước lời hay hành vi

Trẻ ít hoặc không bắt chước lời nói hay hành vi đơn giản từ người lớn. Ví dụ: Khi cha mẹ vỗ tay, lắc đầu, chỉ tay, hoặc nói “Con nói ‘bye bye’ nào”, phần lớn trẻ nhỏ phát triển bình thường sẽ quan sát và bắt chước theo. Nhưng với trẻ tự kỷ, cha mẹ có thể nhận thấy:
– Trẻ không vỗ tay khi được cổ vũ.
– Không lặp lại âm thanh hay từ đơn giản dù được khuyến khích.
– Không bắt chước hành vi thường ngày. Ví dụ như giả vờ cầm điện thoại nói chuyện, đút búp bê ăn,…

Trẻ không biết sử dụng lời nói để giao tiếp

Trẻ không biết sử dụng lời nói để giao tiếp. Ví dụ như gọi mẹ khi cần giúp, hay chia sẻ cảm xúc.
Những dấu hiệu ngôn ngữ kể trên là mảnh ghép đầu tiên giúp nhận diện sớm trẻ có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ. Tuy nhiên, chỉ một dấu hiệu đơn lẻ thôi chưa đủ để chẩn đoán. Việc đánh giá cần được thực hiện một cách toàn diện, kết hợp nhiều yếu tố khác như: tương tác xã hội, hành vi, cảm xúc, khả năng thích nghi…và được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn. Do vậy, ở bài viết tiếp theo, BrainCare sẽ tiếp tục đồng hành cùng cha mẹ tìm hiểu về dấu hiệu thứ hai – Hạn chế trong tương tác xã hội – một biểu hiện không kém phần quan trọng và dễ bị bỏ qua.

Trẻ có xu hướng nhại lại lời nói của người khác

Ví dụ: Khi người lớn hỏi “Con ăn cơm chưa?”, trẻ không trả lời “rồi” hay “chưa” mà lặp lại nguyên câu hỏi: “Con ăn cơm chưa?”

Nếu cha mẹ đang băn khoăn liệu con có đang phát triển bình thường hay không, đừng ngần ngại nhắn tin ngay cho BrainCare để được tư vấn và hướng dẫn đánh giá kịp thời.

Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!

Contact Me on Zalo