Nội dung chính
Khó khăn tương tác xã hội ở trẻ bị hội chứng tự kỷ
“Mẹ ơi, nhìn kìa!”
Trong những năm đầu đời, hầu hết trẻ nhỏ đều rất háo hức khám phá thế giới xung quanh. Các bé thường chủ động tìm đến người lớn để chơi cùng, cười khi được trêu chọc, ôm chầm lấy bố sau những ngày xa cách, hoặc khóc đòi bế khi mẹ bước ra khỏi nhà. Những phản ứng tưởng chừng rất tự nhiên ấy chính là nền tảng đầu tiên cho sự kết nối xã hội – điều mà trẻ tự kỷ lại gặp rất nhiều khó khăn.
Tại BrainCare, rất nhiều cha mẹ từng tâm sự với chúng tôi rằng: “Con vẫn ở cạnh mình đó, nhưng giống như đang ở trong một thế giới khác, không thực sự hiện diện cùng mình…”
Vậy cụ thể, những biểu hiện khó khăn trong tương tác xã hội của trẻ tự kỷ là gì? Dưới đây là bốn đặc điểm thường gặp và chính cha mẹ cũng có thể quan sát trong cuộc sống hàng ngày:
Trẻ ít hoặc không nhìn vào mắt khi giao tiếp
Chị Hương kể rằng khi gọi bé Bông – 2 tuổi – bé chỉ lơ đãng nhìn đi chỗ khác, không bao giờ nhìn vào mắt mẹ. Dù mẹ ngồi sát, gọi tên con, con cũng không quay lại. Trong khi những đứa trẻ cùng tuổi đã biết nhìn vào mắt mẹ để hiểu mẹ đang buồn hay vui, hoặc để tìm sự đồng tình.

Trẻ kông chia sẻ sự chú ý với người khác
(Thiếu “chia sẻ chú ý chung”)
Bé Bin (3 tuổi) rất thích ô tô và xem xe chạy ngoài đường. Nhưng khi được thấy rất nhiều xe chạy qua – bé chỉ đứng nhìn chăm chú một mình, không quay lại gọi bố mẹ cùng xem. Còn những trẻ bình thường sẽ thường chỉ tay, gọi “bố ơi, xe kìa!”, và sau đó nhìn bố để xem phản ứng.

Trẻ không chủ động tương tác, không có nhu cầu kết bạn
Cô giáo mầm non chia sẻ về bé Na rằng:
“Trong lớp có 20 bạn, nhưng Na luôn chơi một mình. Có hôm tôi đưa đồ chơi đến tận tay, bé cầm rồi lại quay vào một góc.”

Trẻ thiếu phản ứng cảm xúc phù hợp với người khác
Khó khăn tương tác xã hội không chỉ nằm ở ánh mắt hay hành vi, mà còn thể hiện rõ qua cách trẻ phản ứng với cảm xúc của người khác.
Chị Linh, mẹ của bé K, chia sẻ: “Mỗi khi đi làm về, các bé hàng xóm thường chạy ra ôm lấy mẹ. Nhưng con tôi thì không. Con vẫn ngồi đó, không quay đầu lại, cũng không tỏ ra vẻ vui mừng…”

Trẻ cần được sự thấu hiểu
Khó khăn trong tương tác xã hội không phải là điều mà trẻ tự kỷ lựa chọn. Đó đơn giản là một phần trong cách bộ não của trẻ tiếp nhận, cảm nhận và phản ứng với thế giới xung quanh. Nếu cha mẹ nhận ra những biểu hiện như đã chia sẻ, hãy coi đó là những tín hiệu đáng để lắng nghe – không phải để sợ hãi, mà để hiểu con hơn. Bởi khi được phát hiện sớm, hiểu đúng và hỗ trợ kịp thời, cơ hội tiến bộ của con sẽ cao hơn.
Yêu thương!
Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Tin tức


Tại sao con không nói? Liệu con có đang phát triển bình thường không?
22 Tháng Mười Hai, 2023
Đọc ngay

Đăng ký tư vấn
Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!