Nếu con tôi không được lên lớp, bố mẹ tính sao?

Khuyết tật học tập (KTHT) được hạn định trong những khó khăn đặc thù trong lĩnh hội và vận dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán và suy luận.

Đặc điểm

Chứng khó đọc: Theo thống kê, 70 – 80% người gặp khó khăn trong việc đọc thực sự mắc chứng khó đọc. Chứng rối loạn này thường là bẩm sinh và có thể được điều trị nếu trẻ gặp bác sĩ chuyên khoa kịp thời. Chứng khó đọc không thể được chẩn đoán sớm hơn độ tuổi 10-11.

Chứng khó học toán (rối loạn khả năng toán học): là tình trạng một đứa trẻ có khả năng toán học thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường đối với độ tuổi, khả năng trí tuệ và giáo dục của đứa trẻ đó.

Nguyên nhân gây ra KTHT

Hoạt động xử lí thông tin bất thường của não bộ

Não hầu như xử lí các thông tin tiếp nhận từ các giác quan một cách vô thức và ngay lập tức. Những thông tin tiếp nhận đến não được chỉnh lí, ghi nhớ, sắp xếp để bất cứ khi nào cần dùng đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, do một vài bộ phận hoat động không tốt nên mạng lưới hoạt động trong não gặp khó khăn, khiếm khuyết.

Đọc thêm: 6 năm học lớp 1, tương lai nào cho em!

Yếu tố di truyền

Nhiều báo cáo cho rằng tỉ lệ xuất hiện rối loạn này ở trẻ em có cha mẹ hoặc anh chị mang rối loạn này cao hơn thông thường từ 20% đến 60% (Snowling, 2008).

Biện pháp hỗ trợ học tập cho các nhóm HS KTHT

Biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về toán

  • Hướng dẫn viết số đúng vị trị để tính: chuẩn bị sẵn cho học sinh những loại giấy hoặc vở có đường kẻ để dễ viết và hướng dẫn học sinh phân biệt hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
  • Hướng dẫn ghi nhớ trong khi tính toán: Với những học sinh có trí nhớ ngắn hạn hạn chế, cần hướng dẫn các em cách ghi số cộng nhớ hay trừ nhớ sao cho dễ nhìn, khó quên. 
  • Khi học toán có yếu tố hình học: Những trẻ thiếu hụt khả năng nhận thức không gian, giáo viên hãy làm các mô hình thực tế, cho học sinh xem tận mắt, sờ tay cảm nhận để biết số lượng góc, cạnh, bề mặt của các hình. 
  • Xây dựng những bài toán có lời văn với những câu hỏi dễ hiểu: Một trong những mục đích của giải bài toán có lời văn là viết được lời giải, tuy nhiên nếu học sinh chỉ tìm ra được phép tính mà không viết được lời giải một cách rõ ràng thì cũng có thể chấp nhận được. Khi tính toán, nếu học sinh dùng ngón tay, que tính hay đồ vật nào đó để đếm cũng có thể chấp nhận.
  • Quan niệm “phép tính dù đúng nhưng lời giải không đúng thì coi như là giải sai” có thể làm học sinh mất hứng thú làm toán có lời văn.
  • Dùng đồ dùng trực quan để dạy khái niệm số: Đối với những học sinh không hiểu khi nào dùng phép cộng/ trừ/ nhân/ chia (bốn phép tính cơ bản) có thể dùng các đồ dùng trực quan để giải thích như hòn bị, bông hoa, đĩa,…
  • Phương pháp khen ngợi học sinh: khen ngợi đúng lúc khi học sinh làm đúng, khi học sinh chưa làm được, không nên vội vàng hướng dẫn tránh làm mất hứng thú của trẻ, nên để học sinh tiếp tục cố gắng.

Biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về viết

  • Hỗ trợ nắm bắt hình dạng cơ bản của chữ viết: học sinh vẽ trên không, tạo hình bằng dây, bằng bông, bằng đất nặn.
  • Hỗ trợ nắm bắt trình tự viết: hướng dẫn bằng các đường vẽ đánh số, hướng dẫn học sinh ghi nhớ và tái hiện chữ với các nét chữ được đánh số thứ tự.
  • Luyện viết các đường nét cơ bản của con chữ: Nhằm giúp trẻ nhận thức hình dạng và đường nét của chữ.
  • Trước hết cho học sinh tập tô chữ: tô chữ mờ, tô theo chấm dày, tô theo chấm thưa, việc này giúp học sinh nhận thức hình dạng và đường nét của chữ. Khi trẻ đã có thể viết các nét hoặc tô được nét chữ, cho trẻ nhìn chữ mẫu, vừa nhìn vừa luyện viết các nét cơ bản của chữ.
  • Rèn luyện kĩ năng nhìn chép: Khi cho những học sinh này nhìn bảng chép bài, giáo viên tránh viết chữ nhỏ, tránh viết sát, nên viết chữ to, dùng phấn màu khoanh tròn hoặc gạch chân chữ, làm nổi bật những phần quan trọng để học sinh dễ thấy.
  • Những lưu ý khi luyện viết: Khi không hiểu nghĩa sẽ khó nhớ từ, vì thế không luyện viết cho học sinh theo cách dù học sinh không hiểu từ.
  • Khen ngợi những gì mà học sinh đã cố gắng viết được, không yêu cầu lặp lại nhiều lần trình tự nét chữ,………
  • Khen ngợi cụ thể
  • Nên chú ý giảm lượng câu chữ mà những học sinh này phải viết, giảm cảm giác viết để chống đối ở học sinh.

 

Biện pháp hỗ trợ HS có khó khăn về đọc

  • Tăng cường hỗ trợ hình ảnh trực quan – Đánh dấu để học sinh dễ nhận biết đang đọc đến đâu: Những trẻ có nhận thức bằng thị giác kém thường yếu kém trong việc đọc những bài văn nhiều dòng nhiều câu. Khi cùng một lúc có rất nhiều chữ cùng ập vào mắt, trẻ sẽ không biết cần chú ý nhìn vào đâu. Khi đọc, để học sinh có thể nhìn vào những chữ cần thiết, giáo viên nên gạch chân những câu tiếp theo.
  • Với những học sinh không biết cách ngắt nghỉ, giáo viên giúp trẻ ngắt nhịp bằng cách gạch chéo, hoặc khoanh tròn cụm từ, từ đó, có thể bôi màu đánh dấu giúp trẻ phân biệt cụm từ và câu.
  • Với bài kiểm tra, giáo viên nên chú ý dãn dòng lớn hơn, giãn cách từ với từ nhiều hơn, khi xuống dòng, không cắt rời cụm từ.
  • Học qua trực quan được coi là một trong những phương pháp phù hợp với nhiều trẻ khó khăn về đọc và những khó khăn khác.
  • Tăng cường hỗ trợ hiểu nghĩa – Dùng thẻ tranh để dễ ghi nhớ từ: Đối với những học sinh có khó khăn trong việc tìm hiểu ý nghĩa câu văn, giáo viên nên sử dụng những thẻ tranh diễn tả tình huống, trạng thái phù hợp với ý câu để minh họa, yêu cầu học sinh lựa chọn thẻ tranh nào thích hợp.
  • Khi học lên các lớp cao hơn, học sinh sẽ học các thành ngữ, quán ngữ nhiều hơn. Giáo viên cũng nên tìm cách minh họa biểu ý của thành ngữ, quán ngữ đó giúp học sinh hiểu.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo