Những khó khăn của trẻ tự kỷ khi lớn lên? (Phần 2)

“Con trai tôi năm nay vừa tròn 18 tuổi. Con có ngoại hình cao, nhìn rất “ra dáng một anh thanh niên”. Năm con 10 tuổi, sau khi xác định con bị tự kỷ, được người quen tư vấn, vợ chồng tôi gửi con học bán trú tại một trung tâm giáo dục đặc biệt. 8 năm đồng hành cùng các cô giáo can thiệp. Con đã tiến bộ hơn nhiều. Con biết cầm chổi quét nhà. Dù quét chưa sạch nhưng tôi rất vui khi thấy con giúp mẹ. Biết dọn đồ ăn. Tuy chưa chủ động nhưng đó cũng là động lực để tôi tiếp tục đặt niềm tin. Biết chào hỏi ông bà, bố mẹ. Tuy vẫn cần hỗ trợ,…. Vợ chồng tôi an tâm hơn nhiều. Và bây giờ cũng chỉ mong sao “thằng bé lớn lên con sẽ có được các kĩ năng cơ bản. Bết tự phục vụ cho bản thân (tự ăn, tự uống, tự tắm giặt,…)”.
✍️✍️✍️
Sau này con sẽ ra sao? Sau này, khi bố mẹ không còn bên con nữa, con sẽ như thế nào? Liệu sau này con có thể sống độc lập mà không có sự hỗ trợ của bố mẹ không?
Rất nhiều những băn khoăn, trăn trở của những cha, người mẹ có con tự kỷ. Đồng hành cùng con tự kỷ từ lúc nhỏ cho đến lớn là một hành trình rất dài và vất vả. Khi con lớn lên và đến tuổi trưởng thành, những nỗi lo về khả năng hòa nhập, tự lập của con cũng lớn dần. Nếu con được phát hiện sớm và can thiệp sớm trong giai đoạn vàng, tỉ lệ tiến bộ của con khi trưởng thành sẽ rất cao và cao hơn rất nhiều so với một trẻ được phát hiện muộn.

Những khó khăn của người tự kỷ khi trưởng thành về mặt hành vi như:

  1. Thường tập trung và sử dụng đúng một vật dụng nào đó có thể là quen thuộc hoặc có ấn tượng mạnh chẳng hạn như bánh xe trên một chiếc xe, thay vì toàn bộ.
  2. Hành động giữ khư khư đồ vật và không cho người khác động vào
  3. Họ thường tập trung vào một chủ thể nhất định và bỏ qua những ý kiến hay hành động của người khác ví dụ như bị cuốn hút bởi trò chơi điện tử, bị cuốn hút bởi một chiếc máy đang làm việc trong công xưởng,…
  4. Hành vi mang tính rập khuôn máy móc (Không có sự linh hoạt, sáng tạo trong hành vi, nhiều khi thể hiện hành vi không phù hợp làm người khác khó chịu).
  5. Một số người có hành vi hung tính, tăng động, không kiềm chế cảm xúc, dễ bùng nổ bột phát.
✅ Cha mẹ nhớ nhé! Đội ngũ chuyên gia BrainCare gồm các Tiến sĩ đến từ Khoa Giáo dục Đặc biệt, ĐH Sư phạm Hà Nội với gần 20 năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ cha mẹ có nhu cầu đánh giá chuyên sâu 1:1 cho con về: Tăng động giảm chú ý, tự kỷ, chậm phát triển…. Hãy hành động ngay hôm nay để ngày mai bé yêu có một tương lai tươi sáng hơn, cha mẹ nhé!

Đánh giá và can thiệp tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo