- Tăng động, giảm chú ý - nhất định không được chủ quan!
Tăng động, giảm chú ý - nhất định không được chủ quan!
Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu khoa học do Bộ Y Tế công bố, tỷ lệ trẻ mắc Tăng động, giảm chú ý (ADHD) dao động từ 3,2% – 9,3% trên tổng số trẻ. Trong đó, 67% số trẻ mắc ADHD đi kèm theo các rối loạn khác như rối loạn cảm xúc, lo âu, hoặc chậm phát triển ngôn ngữ. Những con số đáng báo động này cho thấy mức độ phổ biến của trẻ ADHD nhiều như thế nào và với tỷ lệ cao như vậy, các bậc phụ huynh không được phép chủ quan trước các biểu hiện bất thường của con.
Vậy, Tăng động, giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ em, đặc trưng bởi:
- Hiếu động thái quá: Trẻ liên tục hoạt động, không biết mệt mỏi, khó kiểm soát hành vi.
- Khả năng tập trung kém: Trẻ khó duy trì sự chú ý, dễ phân tâm, không hoàn thành nhiệm vụ.
- Hành vi bốc đồng: Trẻ trả lời trước khi người lớn nói xong, khó chờ đợi đến lượt.
Những điều cha mẹ cần lưu ý cho con trong giai đoạn 0 – 6 tuổi
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động, giảm chú ý
Nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn ADHD với sự hiếu động tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, trẻ mắc ADHD thường có những dấu hiệu nổi bật sau:
1. Hiếu động quá mức
- Trẻ liên tục chạy nhảy, không ngừng cựa quậy, kể cả khi bị yêu cầu ngồi yên.
- Luôn làm ồn, thậm chí trong những tình huống cần yên tĩnh.
- Thích leo trèo, vận động mà không quan tâm đến nguy hiểm.
2. Giảm khả năng tập trung
- Trẻ không hoàn thành nhiệm vụ, bỏ dở công việc, dễ phân tâm bởi những yếu tố xung quanh.
- Không nghe lời hướng dẫn hoặc thường xuyên quên mất việc cần làm.
- Chuyển nhanh từ hoạt động này sang hoạt động khác mà không tập trung lâu vào một việc.
3. Hấp tấp, bốc đồng
- Trẻ thường trả lời khi người khác chưa nói xong hoặc chen ngang khi người lớn trò chuyện.
- Dễ mắc lỗi do bất cẩn, không kiểm soát được hành vi.
- Hay phá đám, gây xáo trộn trong giờ học hoặc khi chơi đùa cùng bạn bè.
4. Khó kiểm soát cảm xúc
- Trẻ dễ nổi nóng, xô xát với bạn bè, thậm chí làm tổn thương người thân.
- Khó kết bạn, thường bị bạn bè xa lánh do hành vi thiếu kiểm soát.
5. Chậm phát triển ngôn ngữ
- Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, sử dụng câu cú không mạch lạc.
- Phát triển khả năng nói chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi.
Tăng động, giảm chú ý ảnh hưởng thế nào đến tương lai của trẻ?
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ADHD có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài như:
- Học tập giảm sút: Trẻ có thể thông minh nhưng thường đạt kết quả thấp vì thiếu tập trung.
- Khả năng hòa nhập kém: Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, dễ bị cô lập xã hội.
- Hình thành hành vi tiêu cực: Thiếu sự kiểm soát, trẻ dễ bị dẫn dắt vào các hành vi xấu.
- Ảnh hưởng tâm lý lâu dài: Tăng nguy cơ mắc các rối loạn như trầm cảm, lo âu khi trưởng thành.
Việc phát hiện sớm ADHD không chỉ giúp trẻ vượt qua trở ngại hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc để trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, sử dụng câu cú không mạch lạc.
- Phát triển khả năng nói chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi.
Cách điều trị và hỗ trợ trẻ mắc Tăng động, giảm chú ý
Điều trị ADHD đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, nhà trường và các chuyên gia tâm lý. Một số phương pháp hiệu quả bao gồm:
1. Giáo dục hành vi
- Khen thưởng khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi đúng mực.
- Xây dựng thói quen tốt như ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, và lịch học tập khoa học.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, cụ thể khi giao tiếp với trẻ
2. Hoạt động thể chất
- Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao, hoạt động ngoài trời để giải tỏa năng lượng.
- Các bộ môn như võ thuật, yoga giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và tính kỷ luật.
3. Liệu pháp tâm lý
- Trẻ cần được tư vấn và hỗ trợ bởi các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm.
- Phụ huynh cần được hướng dẫn để hiểu và đồng hành cùng trẻ.
4. Sử dụng thuốc (nếu cần)
- Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định thuốc để hỗ trợ kiểm soát hành vi.
Tại sao nên chọn Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare?
BrainCare tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá và điều trị ADHD ở trẻ với:
- Đội ngũ chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm: Được đào tạo chuyên sâu về ADHD, sẵn sàng đồng hành cùng trẻ và gia đình.
- Quy trình đánh giá toàn diện: Sử dụng các công cụ khoa học hiện đại để đưa ra kết luận chính xác.
- Phương pháp hỗ trợ cá nhân hóa: Xây dựng lộ trình điều trị phù hợp với từng trẻ, đảm bảo hiệu quả tối ưu.
- Hỗ trợ phụ huynh: Hướng dẫn chi tiết cách quản lý hành vi và cảm xúc của trẻ tại nhà và trường học.
Đừng chần chừ – Đặt lịch hẹn ngay hôm nay!
Hành động ngay hôm nay để bảo vệ tương lai của con. ADHD không phải là vấn đề trẻ có thể tự vượt qua và sự can thiệp sớm là chìa khóa để giúp trẻ phát triển và có một tương lai tươi sáng.
====
Hotline: 024 4455 3307
Tổng đài tư vấn: 1900 3307
Địa chỉ:Viện Tâm lý Giáo dục BrainCare, Tầng 7 Tòa nhà 59 Võ Chí Công, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: braincare.vn
BrainCare – Chắp cánh tương lai, đồng hành cùng con bạn vượt qua mọi trở ngại.
Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.
Tin tức
Cha mẹ có đang gặp phải những vấn đề này trong quá trình nuôi dạy con?
Đăng ký tư vấn
Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!