Thực trạng của ADHD
- Một phân tích tổng hợp từ 175 nghiên cứu trên toàn thế giới về tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ em dưới 18 tuổi cho thấy, tỷ lệ mắc hội chứng tăng động – giảm chú ý trên toàn cầu khoảng 7,2%.
- Một khảo sát quốc gia tại Mỹ tiến hành trong 8 năm (2003 – 2011) cho thấy cứ 11 trẻ trong độ tuổi từ 4 – 17 tuổi thì có 1 trẻ bị bệnh.
- Trẻ nam bị bệnh cao gấp 2 lần trẻ nữ, trẻ em trong độ tuổi đi học.
- Chỉ có 3/10 trẻ ADHD được gia đình phát hiện sớm và can thiệp, còn lại 7/10 trẻ chưa được hỗ trợ.
- Trên 30% số trẻ ADHD này khi đến tuổi trưởng thành vẫn gặp nhiều khó khăn về nghề nghiệp, giảm hiệu quả lao động, dễ bị kích thích và gây hấn với người xung quanh, tính tình ngang bướng, cục cằn và có những rối loạn về hành vi và cảm xúc, đặc biệt là những hành vi chống đối xã hội.
Những biểu hiện của ADHD
Các triệu chứng giảm chú ý:
- Giảm chú ý đến các chi tiết hoặc gây ra những sai sót trong học tập và hoạt động.
- Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong các bài tập ở trường học hoặc trong khi chơi.
- Có vẻ như không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp.
- Không tuân theo hướng dẫn hoặc hoàn thành bài tập.
- Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động và làm bài tập.
- Tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài.
- Thường mất những thứ cần thiết cho các bài tập trên lớp và hoạt động trên trường.
- Dễ bị phân tâm.
- Hay quên các hoạt động hàng ngày.
Các triệu chứng tăng động và bốc đồng:
- Thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối.
- Thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc những nơi khác.
- Thường xuyên chạy hoặc leo trèo quá mức khi hoạt động ở những nơi không cho phép.
- Khó khăn khi chơi yên lặng.
- Thường xuyên di chuyển, hoạt động.
- Thường nói nhiều.
- Thường buột miệng trả lời mà không chờ hết câu hỏi.
- Khó khăn khi chờ đến lượt.
- Thường xuyên làm gián đoạn hoặc xen ngang vào người khác.
ADHD và những hậu quả
Mặc dù triệu chứng tăng động và dấu hiệu có khuynh hướng giảm đi theo tuổi, thanh thiếu niên và người lớn có thể khó biểu hiện hơn. Các hậu quả có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành bao gồm:
- Giảm trí thông minh.
- Hung hăng.
- Các vấn đề về cá nhân và xã hội.
- Rối loạn tâm thần khi mang thai.
- Các vấn đề ở thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành biểu hiện chủ yếu là thất bại trong học tập, lòng tự trọng thấp và khó học tập các hành vi xã hội thích hợp.
- Thanh thiếu niên và người lớn bị ADHD dạng hấp tấp, bốc đồng chủ yếu có thể có tăng tỷ lệ rối loạn nhân cách và hành vi chống đối xã hội; nhiều người tiếp tục thể hiện sự hấp tấp, bốc đồng, bồn chồn và kém trong các kỹ năng xã hội.
Nguyên nhân của ADHD
- Một số tác nhân môi trường: Có thể có sự liên quan giữa việc sử dụng thuốc lá và rượu trong suốt quá tình mang thai trẻ và nguy cơ mắc ADHD trong các thế hệ tiếp theo.
- Chấn thương não: Một số trẻ bị chấn thương sọ não có một số dấu hiệu hành vi tương tự như ADHD nhưng chỉ một tỷ lệ nhỏ trẻ bị ADHD có chấn thương não.
- Phụ gia thức ăn và đường: Đã có các giả thiết rằng rối loạn ADHD gây ra bởi đường tinh luyện hoặc các phụ gia thực phẩm và các triệu chứng ADHD bị trầm trọng thêm bởi những chất này.
- Di truyền: Có nghiên cứu chỉ ra rằng 25% những người có quan hệ huyết thống với trẻ bị ADHD cũng bị ADHD trong khi tỷ lệ trong dân số chung là 5%, các nghiên cứu trẻ sinh đôi chứng minh mạnh mẽ vai trò của gen di truyền bệnh ADHD.
Đánh giá can thiệp tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.