Chiến lược hỗ trợ trẻ tăng động, giảm chú ý ADHD

  • Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
  • Đặc tính nổi bật nhất của rối loạn này là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động,… Các rối loạn có thể gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.
  • Chính vì lí do trên, hôm nay chúng ta sẽ nói về các chiến lược giảng dạy và kết nối với trẻ tăng động.
  • Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời bạn đọc click vào bài viết “Tăng động giảm tập trung (ADHD) nỗi ám ảnh cho phụ huynh và giáo viên”.

Một cách để giúp trẻ ADHD là cho các em ngồi gần cô giáo để dễ dàng tập trung hơn. Chứng tăng động làm các em hay quên do đó các em thường quên sách vở nên cô giáo cần chuẩn bị thêm sách để các em giữ ở nhà. Cô giáo cần thường xuyên kiểm tra xem các em có hiểu bài không. Và khi giao bài tập không nên có quá nhiều bài tập nhất là với trẻ tăng động.

Hơn nữa, trẻ tăng động sẽ khó tiếp thu hướng dẫn vì thế cô giáo cần nhắc lại các hướng dẫn nhiều lần, khi cần cô giáo cũng cần sử dụng nhiều hình ảnh vào bài giảng sẽ làm các em tập trung hơn vào nội dung. Đồng thời, các em có khả năng tập trung thấp, cô giáo nên dùng những bài học ngắn thay vì dài để các em kiểm soát dễ hơn và tập trung hơn khi học. 

  • Có một câu hỏi đặt ra là: Nên hay không nên sử dụng thuốc điều trị trẻ tăng động giảm chú ý, mời bạn «click ngay»

Vì mức độ tập trung của trẻ không được lâu, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn cho trẻ khi những bài tập dài được chia nhỏ thành từng mục riêng và khi làm việc nhóm thì nên thực hành nhiều hoặc học theo từng kĩ năng, như vậy sẽ giúp các em hiểu các em cần làm gì. Cô giáo cũng cần nói và viết rõ các yêu cầu và chỉ dẫn vì điều đó sẽ củng cố các chỉ dẫn cho các em.

Lớp học cũng có thể trang trí bằng các tranh ảnh và chỉ dẫn, tuy nhiên, khi có quá nhiều đồ trang trí, các em sẽ tập trung vào đó thay vì tập trung vào nội dung bài học nên cô giáo cần sắp xếp gọn gàng mọi thứ. 

Hơn nữa, phương pháp giảng dạy cần tập trung vào các chỉ dẫn rõ ràng, đầu tiên là củng cố để các em hiểu những bài đơn giản trước khi giảng giải những thứ trừu tượng. Một trong những lưu ý quan trọng, cô giáo cần lập kế hoạch để đối phó khi các em có biểu hiện hành vi tiêu cực. Cô giáo cần tránh việc giảng bài lâu, thay vào đó cần tập trung hơn vào học sinh và nên có nhiều hoạt động cần tập trung hoặc mang tính tập thể cho các em tham gia.

Cuối cùng, cô giáo nên sử dụng giấy nhớ, viết 1 vài lời động viên và gửi cho các em để tạo động lực các em tập trung hơn, nó sẽ hiệu quả hơn việc chỉ trích.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo