Trẻ tự kỷ có phải vì xem nhiều thiết bị điện tử?

Khi cha mẹ phát hiện ra con bị tự kỷ. Vậy là ngoài việc đau khổ tìm ra đủ các nguyên nhân gây bệnh. Mọi người trong gia đình có thể đổ lỗi cho nhau là do cho trẻ xem quá nhiều các thiết bị điện tử hay ít cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhưng tất cả những điều đó không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân thực sự của tự kỷ đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra, tất cả các nguyên nhân khác đều là giả định. Chúng ta đi tìm hiểu một số nguyên nhân giả định được cho có liên quan đến việc trẻ mắc tự kỷ và phương pháp ba mẹ dạy con tại nhà nhé!

Tự kỷ (còn được gọi là “rối loạn phổ tự kỷ”) là một nhóm những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp và làm ảnh hưởng đến người khác.

Nguyên nhân 

Trẻ tự kỷ do tổn thương não và não bộ kém phát triển

Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển được cho rằng là hai trong số những nguyên nhân gây ra tự kỷ ở trẻ. Các nguyên nhân gây ra tổn thương não hoặc khiến não bộ trẻ kém phát triển bao gồm:

  • Sinh non trước 37 tuần
  • Cân nặng khi sinh dưới 2,5 kg
  • Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh
  • Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa
  • Vàng da nhân não sơ sinh
  • Chảy máu não – màng não sơ sinh
  • Nhiễm khuẩn thần kinh như: viêm não, viêm màng não
  • Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng
  • Chấn thương sọ não
  • Nhiễm độc thủy ngân.

Do gen

Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng có một vài gen nhất định khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ cao hơn các trẻ khác¹.

  • Rối loạn phổ tự kỷ ít nhiều có liên quan đến yếu tố gia đình. Chẳng hạn như một đứa trẻ tự kỷ có thể có anh/chị/em cũng bị tự kỷ. Trường hợp sinh đôi cùng bị tự kỷ rất thường gặp.
  • Các chuyên gia vẫn chưa xác định cụ thể gen nào có liên quan trực tiếp đến rối loạn phổ tự kỷ, mặc dù biết nó có thể đi kèm với những hội chứng có liên quan đến bộ gen hiếm gặp khác như: hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams, hội chứng Angelman,…

Môi trường

  • Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
  • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm, …
  • Dạy trẻ tự kỷ khác với dạy các đối tượng khác như chậm nói hay khiếm khuyết về bộ phận phát âm. Cần sự kết hợp của nhiều chuyên ngành như để dạy trẻ tự kỷ nói cần giáo viên có chuyên môn về ngôn ngữ.

Dạy trẻ tự kỷ tại nhà

  • Ôm con vào lòng: Khi dạy đứa trẻ tự kỷ, có một cách hữu hiệu là cha mẹ nên Ôm con vào lòng trong khi dạy. Vì những đứa trẻ này khó mà có thể ngồi yên một chỗ. Nên ba mẹ tìm cách để giữ chúng được lâu nhất. Cứ rèn trẻ dần, lúc đầu có thể bắt trẻ ngồi tầm 1 phút rồi tăng dần trong lúc dạy.
  • Kết hợp những vật con thích: Trẻ tự kỷ thường đặc biệt thích một đồ vật. Không nên cấm đoán con gắn bó với đồ vật đó cho là bệnh hoạn. Nên dùng chính vật con thích để làm giáo cụ học tập cho con. 
  • Trò chơi: Trẻ tự kỷ cũng như bất cứ đứa trẻ nào khác. Việc kết hợp học với các trò chơi sẽ làm trẻ hứng thú hơn với việc học.
  • Đúng thời điểm: Chọn thời điểm phù hợp để dạy trẻ , khi trẻ hứng thú.
  • Sử dụng đa dạng mô hình dạy học.
  • Sử dụng bài thơ, bài hát, câu đố để tăng sự hứng thú cho trẻ.
  • Tạo âm thanh bất ngờ, vui nhộn.
  • Thay đổi cảm xúc và biểu cảm trên khuôn mặt: cha mẹ khi dạy trẻ phải rất linh hoạt, khuôn mặt luôn luôn thay đổi trạng thái.  
  • Không gian cố định: Trẻ thích sự thân thuộc nên không nên thay đổi không gian học của trẻ.
  • Sắp xếp mọi đồ vật ngoài tầm với: Vì trẻ có thể sử dụng, nghịch phá đồ vật gây cản trỏ quá trình học tập.

Với tự kỷ việc phát hiện sớm và điều trị đúng hướng có ý nghĩa quyết định đến việc tiến bộ và tái hòa nhập cộng đồng của trẻ. Cha mẹ không nên bỏ qua giai đoạn vàng can thiệp tốt nhất cho trẻ là 2 – 4 tuổi. Nếu cha mẹ không tự tin dạy con tại nhà thì nên nhờ sự can thiệp, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý. Tránh việc cha mẹ chần chừ và bỏ lỡ giai đoạn vàng của con. Và nên nhớ rằng cha mẹ chính là người thầy tốt nhất của con. Bàn tay đưa nôi là bàn tay thống trị thế giới.

Đánh giá và can thiệp tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc từng giây”.

Đăng kí tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo