Cha mẹ hiểu gì về Hội chứng Rối loạn phổ Tự kỷ?
Câu hỏi trên chính là một trong số các câu hỏi BrainCare nhận được nhiều nhất từ các cha mẹ thông qua điện thoại, tin nhắn…
Theo các chuyên gia Tâm lý Giáo dục tại Viện BrainCare, rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh được đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng tương tác và giao tiếp xã hội, các kiểu hành vi rập khuôn và sự phát triển trí tuệ không đồng đều. Là một dạng rối loạn phát triển thần kinh, vì vậy các biểu hiện sẽ theo con trẻ đến hết cuộc đời và chưa có phương pháp nào chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên việc phát hiện sớm dấu hiệu tự kỷ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ. Phát hiện càng sớm, khả năng tiến bộ và cơ hội hoà nhập của con càng cao. Thực tế đã chứng minh rất nhiều trường hợp được phát hiện sớm, con được can thiệp kịp thời và đã phát triển ổn định, sinh hoạt, học tập cũng như hòa nhập xã hội tốt.
Làm sao để phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ?
Để đánh giá, kết luận một trẻ có gặp chứng rối loạn phổ tự kỷ hay không và nếu có thì ở mức độ nào cần sự đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia Giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên, rối loạn phổ tự kỷ có một số dấu hiệu sớm mà thông qua quan sát, tương tác với con, cha mẹ hoàn toàn có thể nhận diện để có thể đưa con đi đánh giá chuyên sâu và can thiệp giáo dục đặc biệt kịp thời. Ngay khi phát hiện con có các dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa con đi đánh giá chuyên sâu ngay:
- Một trong những dấu hiệu sớm nhất của chứng rối loạn phổ tự kỷ là chậm phát triển ngôn ngữ: Ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với mốc phát triển thông thường ở từng độ tuổi, ví dụ: lên 2 tuổi nhưng chưa nói được từ nào; Lên 4 tuổi vẫn như trang giấy trắng,…
- Trẻ thiếu tương tác và giao tiếp xã hội, ví dụ: không đáp ứng với các tương tác, không chia sẻ cảm xúc, không tương tác mắt, gọi không quay đầu, không tham gia chơi cùng bạn bè đồng trang lứa,…
- Trẻ tự bó hẹp bản thân, các sở thích hoặc hoạt động bị hạn chế, lặp đi lặp lại. Ví dụ: hành vi hoặc lời nói rập khuôn, lặp đi lặp lại (vỗ tay liên tục hoặc co các ngón tay, lặp lại các cụm từ đặc thù hoặc nói nhại lời người khác); Xếp đồ chơi thành hàng, chơi không đúng chức năng đồ vật (chơi bánh xe); Khó thay đổi thói quen (đặt đồ không đúng vị trí quen thuộc là khó chịu); Phản ứng mạnh quá mức hoặc không có phản ứng với các kích thích giác quan (sợ tiếng ồn to, kén ăn, không biết sợ đau,…)
Xin đừng chủ quan, bằng cách chú tâm quan sát, phát hiện sớm các bất thường ở con và đưa con đi đánh giá, can thiệp sớm, cha mẹ đã mở ra cho con một tương lai tươi sáng hơn rất nhiều. Ngay khi thấy con có các dấu hiệu như BrainCare vừa cung cấp, cha mẹ hãy nhắn tin/gọi điện ngay tới BrainCare để được tư vấn, đánh giá chuyên sâu kịp thời cho con. Tương lai của con nằm trong tay cha mẹ, đừng bỏ lỡ và hối tiếc, cha mẹ nhé!
Yêu thương và thân gửi!
Đánh giá sự phát triển cho trẻ tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực đánh giá sự phát triển của trẻ em tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sự phát triển của trẻ và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.